Soạn bài: Tuần 20 - Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh

- Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ đưa ra những tri thức về sự vật, hiện tượng. Công việc thuyết minh chỉ đạt được ý nghĩa và mục đích của nó khi tri thức nêu ra trong văn bản chuẩn xác. Do vậy, chuẩn xác về nội dung là tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất của mọi vãn bản thuyết minh.

- Để đạt được sự chuẩn xác trong mỗi vãn bản thuyết minh, cần lưu ý một số điểm sau đây:

+ Phải tìm hiểu một cách thấu đáo sự vật, sự việc, hiện tượng,... trước khi viết.

+ Thu thập đầy đủ những tài liệu tham khảo, tìm được những tài liệu có giá trị của các nhà khoa học, của các cơ quan chuyên trách về vấn đề cần thuyết minh.

+ Luôn chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới, cũng như những thay đổi thường xuyên của vấn đề (ví như sự gia tăng dân số, tỉ lệ người nghiện ma tuý hằng năm...)

Văn bản thuyết minh đòi hỏi những tri thức được giới thiệu, trình bày phải có cơ sở khoa học, phải được kiểm chứng và phải phù hợp với chuẩn mực được công nhận, chứ không phải chỉ là những phỏng đoán thiếu căn cứ, mơ hồ. Vì thế cần phải tôn trọng khách quan. Tính khách quan cùng với tính khoa học luôn thuộc vào những đặc điểm quan trọng nhất của văn bản thuyết minh.

2. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Ngoài tính chuẩn xác, văn bản thuyết minh còn cần phải hấp dẫn thì mới lôi cuốn, thu hút được sự chú ý quan tâm của người đọc. Có nhiều cách làm cho bài văn thuyết minh hấp dẫn. Có thể kể ra một số cách sau đây:

a) Khi thuyết minh một vấn đề trừu tượng, cần đưa ra những sự việc, những chi tiết, những con số cụ thể để bài văn thêm sinh động, không mơ hồ.

b) Khi thuyết minh cần sử dụng so sánh để làm nổi bật sự khác biệt nhằm tạo ra những ấn tượng sâu sắc, khiến người đọc (người nghe) nhớ rõ, nhớ lâu.

c) Câu vãn thuyết minh phải biến hoá linh hoạt, tránh đơn điệu (có thể sử dụng nhiều kiếu câu dài ngắn khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau, v. v.,. ).

d) Văn thuyết minh, tuỳ trường hợp, cũng rất cần người viết phô bày tình cảm, cảm xúc. Tình cảm chân thật góp phần không nhỏ vào việc làm cho lời văn hấp dẫn

II - HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh về chương trình học Ngữ văn 10.

Gợi ý: đối chiếu với mục lục sách Ngữ văn 10 để thấy được những điểm chưa chuẩn xác trong câu văn đã nêu. Đó là:

- Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có vãn học dân gian.

- Chương trình Ngữ vân 10 học về phần văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ.

- Chương trình Ngữ vàn 10 không có câu đố.

2. Kiểm tra tính chuẩn xác của các câu văn:

Gọi “Đại cáo bình Ngô lả áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã dược viết ra từ nghìn năm trước".

Gợi ý: Câu vãn này giải thích ý cụm từ “thiên cổ hùng vãn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thực của cụm từ này. “Thiên cổ hùng văn” là “áng hùng văn của nghìn đời” chứ không phải là áng hùng vãn viết trước đây một nghìn nãm.

3. Xem xét văn bản thuyết minh dưới đây về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có nên dùng văn bản này để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không? Giải thích lí do.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không dược, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ớ quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn - tức sông Tuyết - nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tứ. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người dời sau gọi ông là Trạng Trình.

Gợi ý: Văn bản dẫn trong bài tập này không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyền Bỉnh Khiêm được vì nội dung của nó không nói gì đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà thơ.

4. Đọc đoạn vãn sau (dẫn theo SGK) và cho biết tác giả đã làm như thế nào để luận điểm trở nên cụ thể, dễ hiểu và hấp dẫn.

Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của dứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Y khoa Bai-ỉo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít dược tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20 - 30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong phồng thí nghiệm cũng ĩtho thấy diều xảy ra tương tự. Các nhà nghiên cứu tại Trướng Đại học 1-li-noi ở Ur-ba-na Sam-pa đã phát hiện ra rằng những con chuột con được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tạp hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ-ron nhiêu hơn (tới 25%) so với những con chuột kia. Nói cách khác, càng trải qua nhiêu kinh nghiệm càng lảm cho bộ não giàu hơn.

(Vũ Đình Cự (Chủ biên), Giáo dục hướng tới thế kỉ XX)

Gợi ý: Câu “Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm" chính là luận điểm của đoạn vãn. Sau câu này, tác giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của những đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc với xung quanh và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng,... để làm sáng tỏ cho luận điểm. Luận điểm khái quát vì thê' đã trở nên cụ thể và dễ hiểu. Sự thuyết minh cũng vì thế mà trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.

5. Đọc đoạn trích sau (dẫn theo SGK) và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ:

Hồ Ba Bê từ lầu đã,nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam...

Chuyện kể rằng: “Ngày xửa ngày xưa, dã lâu lắm rồi, cả khu vực hồ Ba Bể ngày nay là một vùng trù phú... Rồi bỗng một đêm trời nổi cơn thịnh nộ, mưa đổ ầm ầm, nước sông dâng lên, mặt đất nứt nẻ và sụp xuống làm cho cả vùng dân cư đểu cuốn theo dòng nước. Duy chỉ có một người đàn bà sông có đơn, hiền lành, chân thật là thoát nạn, vì bà dã dược báo trước trận hồng thuỷ sẽ xảy ra. Theo lời dặn, bà goá đã lấy tro rắc quanh nha và lấy hạt thóc bà tiên để lại cắn đôi thả xuống hồ, vỏ thóc biến thành những chiếc thuyền để cứu người gặp nạn. Cả vùng thung lũng trù phú đã trở thành hiển nước mênlĩ mông. Chi' còn một mảnh đặt nhỏ nhoi là khu nhà của người đàn bà sống hiền lành, đức độ, người ta gọi đó là Pò Giá Mải (đảo hà goá)... Mảnh đất cuối cùng còn sót lại nằm giữa hồ Hai đất đai màu mỡ là not, an nghỉ của những người xấu số trong trận hồng thuỷ nám xưa. Nhân dân trong vùng đã lập một đền thờ ở đảo này để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vì vậy hòn đảo có tên là An Mạ (nơi an nghỉ của dân làng).

Đó là truyền thuyết gắn liền với sự hình thành hồ Ba Bể theo cách lí giải của người xưa.

(Theo Bùi Vãn Định, Ba Bể-huyền thoại và sự thật)

Gợi ý: Ta hãy nhớ lại truyện Sự tích Hồ Gươm. Việc biết sự tích vua Lê trả kiếm cho rùa thần tạo thích thú cho ta khi đứng trước Hồ Gươm. Ta không chỉ thấy phong cảnh Hồ Gươm hôm nay mà còn hiểu sâu về lịch sử, về văn hoá, về đời sống tâm linh của dân tộc. Chính vì thế khi tham quan một thắng cảnh, một di tích nào, ta cũng muốn biết những sự tích, những truyền thuyết liên quan đến thắng cảnh, di tích đó. Nắm bắt được tâm lí đó, người viết bài thuyết minh này đã làm cho hình ảnh hồ Ba Bể trở nên hấp dẫn hơn khi gắn nó với những sự tích, những truyền thuyết giúp ta như trở về một thuở xa xưa thần tiên, kì ảo. Ngắm phong cảnh với những cảm xúc như thế, tâm hồn ta sẽ ngày càng giàu có và sâu sắc hơn.

Từ những ví dụ trên đây, có thể rút ra kết luận: Như vậy, chất lượng của văn bản thuyết minh bao giờ cũng phụ thuộc vào tính chuẩn xác. Những tri thức được đưa ra phải là những tri thức khách quan, khoa học, đáng tin cậy. Tuy nhiên như vậy vẫn là chưa đủ. Muốn người đọc quan tâm, chú ý theo dõi, văn bản thuyết minh cần phải hấp dẫn, nghĩa là cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, dùng những so sánh, minh hoạ cụ thể. Những sự tích và truyền thuyết thích hợp cũng làm cho văn bản thuyết minh trở nên hấp dẫn hơn.

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đọc đoạn trích sau và phân tích tính hấp dẫn của nó.

[...] Thật thế, phở đối với một hạng người, không còn là một món ăn nữa, mà còn là một thứ nghiện, như nghiện nước trà tươi...

Ngay từ ở đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong, rồi lại ra chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở: thật là cả một bài trí nên thơ.

Qua lần cửa kính ta đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt dỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có,... Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoang lại mơ nắp một cái thùng sắt ra dể lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tod ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.

Trông mà thèm quá! Nhất là về mùa rét, có gió bấc thổi hiu hiu, mà thây người ta ăn phở như thế, thì chính mình dứng ở ngoài cũng thấy ấm áp, ngon lành. Có ai lại đừng vào ăn cho được .[...]

(Theo Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội)

Gợi ý:

Đoạn văn thuyết minh của Vũ Bằng sinh động và hấp dẫn vì:

- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, càu cảm thán, câu khẳng định.

- Dùng những từ ngữ giàu hình tượng, giàu liên tưởng: “Bó hành hoa xanh như lá mạ”, “một làn khói toả ra khắp gian hàng ... mơ hồ như một bức tranh tàu”,...

- Kết hợp nhiều giác quan (thị giác, khứu giác, vị giác) và liên tưởng phong phú khi quan sát: nói chuyện ăn phở mà lại liên tưởng cuốn hút như đang trèo lên đỉnh chùa Hương, nghiện phở như nghiện nước trà,...

- Đoạn trích còn hấp dẫn bởi cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp, chân thực bằng những câu cảm thán:

+ Trông mà thèm quá!

+ Có ai lại đừng vào ăn cho được...

Viết bình luận