Soạn bài: Luyện từ và câu: Dấu hai chấm

I. NHẬN XÉT

- Trong câu a, dấu hai chấm cho biết phần sau là lời nói của Bác Hồ (ở đây dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép).

- Trong câu b, dấu hai chấm cho biết câu sau là lời nói của Dế Mèn (ở đây dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng).

- Trong câu c, dấu hai chấm cho biết bộ phận đi sau là lời giải thích liệt kê rõ những điều kì lạ mà bà cụ nhận thấy khi về nhà, như sân quét sạch, đàn lợn đã được ăn, cơm nước đã nấu tinh tươm...

II. GHI NHỚ

1. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

2. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

III. LUYỆN TẬP

1. a) • Dấu hai chấm thứ nhất (phối hợp với dấu gạch đầu dòng) có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật “tôi”.

• Dấu hai chấm thứ hai (phối hợp với dấu ngoặc kép báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo).

b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì.

2. Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc, trong đó có sử dụng dấu hai chấm.

lão nhẹ nhàng bước nhanh đến chum nước cầm chiếc vỏ ốc lên và đập vỡ ngay.
Nàng tiền Ốc giật mình, định chạy nhanh đến chum nước nhưng đã trễ rồi: vỏ ốc đã vỡ tan ra. Bà lão ôm lấy nàng dịu dàng nói:

- Con hãy ở đây với mẹ!

Dấu hai chấm đầu giải thích cho bộ phận đứng trước đã trễ rồi: vỏ ốc đã vỡ tan ra.

Dấu hai chấm sau (phối hợp với dấu gạch đầu dòng) báo hiệu bộ phận đứng sau là lời bà lão nói với nàng tiên Ốc.

Viết bình luận