Soạn bài: Bài 2 - Trường từ vựng

I. THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG

1. Các từ in đậm trong đoạn văn của Nguyên Hồng: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng đều có một nét chung về nghĩa: Chỉ bộ phận của ca thế con người.

Ghi nhớ: Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.

II. LUYỆN TẬP

♦ Bài tập 1

Các từ thuộc trường từ vựng người ruột thịt trong văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.

Thầy (tôi), mẹ (tôi), em (tôi), (tôi), mợ (cháu, con, mày), anh em (tôi)...

♦ Bài tập 2

Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ:

a) Lưới, nơm, câu, vỏ: dụng cụ đánh bắt thủy sản.

b) Tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ: dụng cụ để đựng

c) Đá, đạp, giẫm, xéo: hoạt động của chân

d) Buồn vui, phấn khởi, sợ hãi: trạng thái tâm lý

e) Hiền lành, độc ác, cởi mở:tính cách

g) Bút máy, bút bi, phấn, bút chì: dụng cụ để viết

♦ Bài tập 3

Các từ in đậm: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm thuộc trường từ vựng thái độ.

Bài tập 4

Xếp các từ vào đúng trường từ vựng:

- Khứu giác: mùi, miệng, thơm, điếc, thính

- Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính

♦ Bài tập 5

Lưới, lạnhphòng thủ đều là những từ đa nghĩa, căn cứ vào các nghĩa của từ để xác định mỗi từ có thể thuộc những trường từ vựng nào. Tốt nhất là nên sử dụng từ điển để tham khảo nhằm giải bài tập này.

♦ Bài tập 6

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã chuyển những từ in đậm từ trường “quân sự” sang trường “nông nghiệp”.

♦ Bài tập 7

Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng trường học hoặc trường từ vựng môn bóng đá.

Học sinh tự viết.


Viết bình luận