Soạn bài: Những câu hát châm biếm

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Bốn bài ca dao châm biếm phê phán và chế giễu người lười nhác, có nhiều tật xâu (bài 1); chế giễu, phê phán thầy xem tướng số" (bài 2); châm biếm hủ tục ma chay (bài 3) và châm biếm cậu cai - tay sai của bọn thống trị (bài 4).

2. Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian: dùng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược, nhại và phóng đại. Những câu hát đó đã phê phán các thói hư, tật xâu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Bài 1 giới thiệu chú tôi là người hay (nghĩa là giỏi, nhưng cũng có nghĩa là thích, ham, nghiện) nhiều thứ: rượu, chè đặc, ngủ ứưa. Chú còn là người "giàu ước mơ", mà toàn mơ để không phải đi làm, để ngủ cho đã mắt.

Hai câu đầu có ý nghĩa vào bài và giới thiệu nhân vật. Trước khi đưa ra hình ảnh chú tôi, cô yếm đào được nhắc đến như là một nhân vật để cho ông chú cầu hôn. Cô yếm đảo là hình ảnh của một cô gái ttẻ đẹp. Điều đó gây tò mò xem chú tôi là người như thế nào.

Bài ca dao này châm biếm hạng người nghiện ngập và lười biếng trong xã hội.\

2. Bài 2 nhại lời của thầy tướng số nói với cô gái, người muốn giải đoán số mệnh của mình. Lời của thầy tướng số nói toàn những sự hiển nhiên và nói có tính nước đôi, chẳng có gì dứt khoát. Không giàu thì hiển nhiên là nghèo. Tết ai chả có thịt treo trong nhà. Ai chẳng do bố mẹ snih ra. Tất nhiên bố phải là đàn ông, mẹ là đàn bà. Làm gì có chuyện ngược lại. Cũng như thế đẻ con chảng trai thì gái. Đó là lời nói nước đôi, nói dựa thực tế, chẳng có gì phải mất công tính toán cả.

Bài này phê phán hiện tượng mê tín trong xã hội. Không chỉ chê cười kẻ bịp bợm, nói nước đôi, nói dựa kiếm tiền, bài ca còn chê người cả tin, mất tiền toi cho kẻ nói láo. Bài ca có nội dung tương tự, ví dụ: Chập chập thôi lại cheng cheng... (Đọc thêm); Nhả cô có con chó đen — Người lạ nó cẩn, người quen nó mừng.

3. Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho một loại người ở nông thôn: con cò là người dân; cà cuống tượng trưng cho kẻ chức sắc trong làng; chim ri là người có vai vế, có phần được chia sau khi ăn uống; chào mào là người phục vụ tang lễ (phường kèn, phường trống); chim chích giông như vai trò của mõ làng, thông tín cho mọi người. Việc chọn các con vật như thế chỉ thế giới loài vật nhưng cũng ám chỉ thếgiới con người ở làng xã. Rất nhiều loại người trong hủ tục ma chay ở quê, nhưng chỉ thấp thoáng chứ không chỉ người nào thật cụ thê. Việc châm biếm trở nên kín đáo.\

Cảnh tượng thật ồn ào, náo nhiệt, không phù hợp với việc buồn của nhà có người chết. Cái chết biến thành dịp ăn uốg say sưa, chia phần nhộn nhạo.

Bài ca dao châm biếm, phê phán hủ tục ma chay chọn ngày, ăn uống, chia phần ồn ào trong xã hội cũ.

4. Bài 4 miêu tả chân dung cậu cai khá sinh động: trang phục nhà binh chĩnh chện, nhưng tay lại đeo nhẫn để khoe của và cũng là khoe cấp bậc: cai chứ không phải là lính. Cai là người chỉ huy, là cấp trên. Cậu cai oai như vậy, nhưng thưc chất là oai như thế nào ? Ba năm người ta mới phái đi công cán. Áo thì đi mượn, quần thì đi thuê. Áo, quần là thứ rẻ thế còn phải thuê, phải mượn, thì cái nhẫn đeo tay kia chắc cũng mượn, cũng thuê nốt. Cậu cai hiện ra là một gã bù nhìn khoác những đồ thuê mượn, cố' ra vẻ oai nhưng thật thảm hại.

Nghệ thuật châm biếm của bài ca là sự phóng đại (ba năm được một chuyến sai; quần áo đều thuê mượn); là sự đối lập (cái vẻ oai, vẻ sang của cậu cai đốì lập với sự thuê, mượn những thứ xoàng xĩnh như áo ngắn, quần dài; cả cái việc ba năm mới có một chuyến công cán, thực tế là làm tay sai chứ có vẻ vang gì).

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Ý kiến đúng nhất về sự giống nhau của cả bốn bài ca đó là: cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.

2. Những câu hát châm biếm trên có điểm giống truyện cười dân gian ở chỗ đối tượng châm biếm là những thói hư, tật xâu, những kẻ đáng chê cười trong đời sống. Hình thức châm biếm là sử dụng biện pháp phóng đại, chỉ ra mâu thuẫn của sự vật.

Viết bình luận