Soạn bài: Chữ người tử tù

I. TÁC GIẢ

Nguyễn Tuân (1910 - 1987) quê ở làng Mọc (tức Nhân Mục) nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. ông là một con người lịch duyệt, tài hoa và giàu cá tính.

Nguyền Tuân nổi tiếng từ khoảng năm 1938 với những truyện ngắn, truyện dài và đặc biệt là những bài bút kí, tùy bút. Chất tài hoa và uyên bác là đặc điểm bao trùm phong cách sáng tác của ông ở cả những tác phẩm viết trước và sau Cách mạng tháng Tám.

Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940), Tùy bút (tập I - 1941; tập II - 1943), Chùa Đàn (1946), Sông Đà (I960)...

II. XUẤT XỨ

Chữ người tử tù là một truyện ngắn mà Nguyễn Tuân đã cho đăng trên tạp chí Tao đàn (Hà Nội) năm 1939. Năm 1940, nhà văn đưa vào in trong Vang bóng một thời, một tập truyện có giá trị nhất của ông trước Cách mạng, từng được nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan đánh giá là “gần đạt tới sự hoàn mĩ”. Cũng có thể nói Vang bóng một thời là tác phẩm đã đưa Nguyễn Tuân lên vị trí vẻ vang, bất tử.

Vang bóng một thời gồm 11 truyện, trong đó đặc sắc hơn cả là truyện Chữ người tủ tù. vẫn nằm trong mạch cảm hứng lớn của Nguyễn Tuân trước Cách mạng là ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa tài tử trong cuộc sống “một thời vang bóng” của người xưa. Nhưng đặc biệt khác hơn tất cả các truyện trong tập, ở đây nổi bật lên một nhân cách đẹp đẽ, một khí tiết ngang tàng bất khuất. Đó là Huân Cao một hình tượng nghệ thuật có sức khơi gợi cuôn hút, sâu xa và mãnh liệt.

III. BỐ CỤC

Truyện ngắn này có thể chia làm 3 đoạn.

1. Từ đầu đến “để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”: Tâm trạng viên quản ngục khi nghe tên trong số sáu người tử tù bị giải đến đề lao do mình phụ trách có ông Huấn Cao.

2. Từ “Sớm hôm sau, lính tỉnh dẫn đến cửa ngục thất” đến “Tliiéu chút nữa, ta dã phụ mất một tẩm lòng trọng thiên hạ”: Tính cách dịu dàng biết tiếc, biết trọng người có tài của viên quản ngục và tư thế hiên ngang kiên cường của ông Huấn Cao.

3. Phần còn lại: Cảnh ông Huân Cao cho chữ và lời ông khuyên viên quản ngục.

IV. PHÂN TÍCH

1. Tình huống truyện Chữ người tử tù được Nguyễn Tuân dựng lên thật độc đáo. Nhà văn đặt hai nhân vật chính của truyện là ông Huấn Cao và viên quản ngục vào một quan hệ éo le. Trên bình diện xã hội, đối với luật pháp của chế đội phong kiến đương thời, quan hệ của hai người là quan hệ đối nghịch (một người là kẻ phiến loạn bị kết án tử hình, một người đại diện cho trật tự xã hội khi ấy có trách nhiệm giam giữ kẻ tử tù chờ lệnh giao về kinh chịu án chém. Nhưng ở một mặt khác, họ lại là những tâm hồn tri âm tri kỉ với nhau. Cả hai đều say mê, trân trọng cái tài hoa, cái đẹp và thiên lương.

Cuộc gặp gỡ kì lạ của hai nhân vật vừa nói trên cái nền xám xịt của người tù càng làm nổi lên vẻ đẹp lãng mạn của họ đồng thời cũng thể hiện sâu sắc hơn chủ đề của truyện.

2. Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huân Cao

Trước hết, ông Huấn là một nho sĩ rất mực tài hoa, đặc biệt là có tài viết chữ rất đẹp. Đây cũng là một loại hình nghệ thuật gọi là thư pháp. Chữ Hán là thứ chữ khối vuông, viết bằng bút lông nên có nét đậm, nét nhạt, nét mềm mại, nét gân guốc... Các nét này hòa hợp với nhau bay lượn tung hoành trên một bức giấy, bức lụa hay bức gỗ như một bức họa tài tình, sinh động, thể hiện chân thực tâm hồn, tính cách của người viết. Xưa nay, các tao nhân mặc khách thường treo các bức chữ ở trang trọng nhất trong nhà giống như những họa phẩm quí giá để thưởng thức và chiêm ngưỡng, ớ đây, viên quản ngục và người thơ lại cũng say mê thứ nghệ thuật cao cấp này. Có điều, hai vị tao nhân mặc khách đó đã say mê đến độ hiếm có. Là người đại diện cho luật pháp triều đình nhưng họ lại dám bất chấp luật pháp, ngang nhiên biệt đãi kẻ đại nghịch mang trọng tội với triều đình. Đâu phải họ không biết làm như thế lộ ra là mất chức, thậm chí mất đầu như chơi. Đây cũng là chi tiết nhằm tô đậm thêm cái tài năng đột xuất của ông Huân Cao, cho thấy hoa tay của ông có sức hấp dẫn dôi với những người ngưỡng mộ đến như thế.

Nhưng Huấn Cao chẳng những có tài mà còn có tâm: “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”, Chính vì thế, Huấn Cao nói: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối”. Nói cách khác, con người này đầy khí tiết có nhân cách trong sáng và cao thượng, không thể đem tiền tài ra mua chuộc và cũng không thể dùng cường quyền bạo lực để khuất phục ông được. Không chấp nhận sống cảnh “cá chậu chim lồng”, ông đứng lên lãnh đạo chống lại triều đình. Bị bắt giam tử ngục chờ ngày lãnh án chém, ông vẫn thản nhiên coi thường. Tuy thất thế, sa cơ, nhưng Huân Cao vẫn ung dung đàng hoàng sống như một người anh hùng tuy mất tự do về thân thể nhưng vẫn tự do về tinh thần.

3. Và con người chính trực, trọng nghĩa khinh tài đó cũng là con người biết quí trọng kẻ hiên tài, biết sợ việc phụ lòng thiên hạ. Bởi vậy, khi tưởng viên quản ngục này cũng như bao viên quản ngục khác “sống bằng tàn nliẫn, sống bằng bạo lực” nghĩa là cũng độc ác, thô bỉ và ngu xùẩn “ông cố ý làm ra khinh bạc đến điều”. Khi viên quản ngục đến hỏi ông với thiện ý là ông có cần thêm gì nữa xin cho biết? Ông đã trả lời như thể tát nước vào mặt y - “Người hỏi ta muốn gì? Ta muốn chỉ có một điều là người đừng đặt chân vào đây”. Nhưng đến khi biết rõ “sở thích cao quí” của viên quản ngục, ông Huấn đã xúc động, ông hiểu ra: “lòng biết giá người, biết trọng người ngay” của kẻ đang đốì diện mình là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc lưật đều hỗn độn xô bồ”. Cũng vì thế, Huấn Cao đã chuyển thái độ từ chỗ cứng rắn, ngang ngược như vừa nói sang hiền hòa và độ lượng. Ông bảo viên quản ngục và người thơ lại: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong tliỉên hạ”.

4. Cảnh Huấn Cao cho chữ

Phầi nói vẻ đẹp nhân cách của Huấn Cao đã bộc lộ đầy đủ, sáng chói và rực rỡ nhất là trong đêm ông cho chữ.

Giữa cái buồng tăm tối, hôi hám, bẩn thỉu của nhà tù, người nghệ sĩ tài hoa ấy đã sáng tạo cái đẹp, cổ đeo dây gông, chân vướng xiềng say mê tô từng nét chữ. Trong khoảnh khắc nghệ thuật thăng hoa, tưởng như chìm khuất cả bóng dáng của kẻ tử tù. Cả cái án chém sắp đến với ông Huấn tưởng như cũng đã lùi xa. Cả cái cảnh buồng nhà ngục “tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đắt bừa bãi phân chuột phân gián” tưởng như cũng đã chìm khuất. Giây phút này chỉ còn ánh sáng: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu” và sự trân trọng tài hoa. Viên quản ngục và người thơ lại bỗng trở nên nhỏ bé, khúm núm với thái độ ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài và hình ảnh người tử tù bỗng trở liên lồng lộng. Tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Sau khi cho chữ xong, ông Huân đã khuyên viên quản ngục: “Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Ớ đây khó giữ thiên lương cho lành vững...”, “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Đúng là Huấn Cao tuy khí phách ngang tàng nhưng lại rất quí trọng thiên lương con người, dù đó chỉ là những con người bình thường trong xã hội.

Với các đặc điểm vừa phân tích, hình tượng nhân vật Huấn Cao tượng trưng cho cái đẹp tài hoa kết hợp với cái đẹp của khí phách và tâm hồn. Nhân vật nghệ thuật này cũng giống như các nhân vật nghệ thuật chính diện khác trong thế giới nhân vật nghệ thuật của Nguyễn Tuân cũng đều đậm nét tài hoa tài tử của một thời đã qua nay chỉ còn “vang bóng”. Có điều ở Huấn Cao, còn chói sáng và rực rỡ thêm vẻ đẹp khí phách của một con người, một tâm hồn có trách nhiệm với thời cuộc. Điều vừa nói đã tạo nên cho nhân vật nghệ thuật này một nét đẹp độc đáo so với các nhân vật.

5. Đặc sắc nghệ thuật

Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã sáng tạo được một tình huống truyện éo le độc đáo, nhà vãn sử dụng hài hòa bút pháp lãng mạn và tả thực mà chủ yếu là lãng mạn. Nhịp điệu câu văn khoan thai, chừng mực, nhẹ nhàng mà thâm thìa. Ngôn ngữ nghệ thuật ở đây phong phú và sinh động, nhiều từ ngữ Hán Việt xen lẫn từ thuần nôm tạo một không khí vừa trang nghiêm, cổ kính vừa gần gũi đời thường. Đặc biệt là nhà văn đã thể hiện một bút pháp điêu luyện, sắc sảo trong việc khắc họa tính cách nhân vật với nhiều hình ảnh tình huống đầy kịch tính và tạo được ấn tượng mãnh liệt và sâu sắc.

GỢI Ý THÊM

1. Ông Huấn Cao trước hết là một nghệ sĩ tài hoa với nghệ thuật viết chữ có một không hai trên đời. “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, “có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời” ý thức được giá trị của tác phẩm mình, người nghệ sĩ chân chính này không dùng tác phẩm để mua bán đổi chác mà chỉ để tặng tri kỉ, tri âm: “Chữ thỉ quí thật. Ta không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết bao giờ”.

Đồng thời ông Huấn là người rất có khí phách. Vào nhà lao với án tử hình, ông vẫn ung dung ăn uống đàng hoàng, nói năng thoải mái không sợ ngục quan trả thù. Trước khi về kinh chịu chém, ông ung dung khuyên viên quản ngục mau ra khỏi chốn tối tăm giữ thiên lương lành vững và bình thản đem hết tài năng hoàn thành bức chữ đáp lại tấm lòng yêu nghệ thuật của viên quản ngục để khỏi “phụ một tấm lòng trong thiên hình ảnh”.

Nhìn chung, vẻ đẹp của nhân cách Huấn Cao là sự thống nhất giữa tài hoa khí phách hiên ngang và cái tâm trong sáng. Qua hình tượng nghệ thuật này, có thể thấy quan niệm Nguyễn Tuân về một mẫu người cao quý trong xã hội xứng đáng là đôi tượng thẩm mĩ của văn học nghệ thuật.

2. Phải sống trong một hoàn cảnh xấu xa, làm nghề đê tiện, nhưng viên quản ngục biết trân trọng cái đẹp từ chữ đẹp đến nhân cách đẹp. Ông khâm phục tài của Huấn Cao từ lâu nên mới đọc tên là biết ngay. Không che giấu tâm trạng với viên thư lại, ông không ra uy khi Huấn Cao đến mà trái lại còn tìm cách “biệt đãi”. Sự tuân phục cam chịu của ông trước lời “khinh bạc đến điều” của Huân Cao là sự kính sợ khúm núm trong một nhân cách lồng lộng, khúm núm trước cái đẹp. Đó không phải là sự khúm núm hèn hạ mà trái lại rất đáng trân trọng. Biết cúi mình trước cái đẹp bản thân nó cũng thuộc về cái đẹp. Thái độ đó bộc lộ trọn vẹn trong cảnh Huấn Cao cho chữ. Từ xin lĩnh ý ở đoạn giữa đến đoạn cuổì viên quản ngục chắp tay vái người tù nói trong nghẹn ngào: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Đó là thái độ trân trọng đến thành kính viên quản ngục vâng lời chỉ giáo của Huấn Cao. Lời khuyên của bậc tài hoa nghĩa sĩ đã cảm hóa được một con người.

3. Cuối cùng sở nguyện xin chữ của ông đã được thỏa mãn. Ông Huấn Cao cảm kích và xem ông là “mội tẩm lòng trong thiên hạ”. Và cả nhà văn cũng xem ông là “một thanh âm trong trẻo chen giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bồ”. Có thể nói nhân vật viên quản ngục là sự bố’ sung làm tăng thêm vẻ đẹp của Huâìi Cao. Đây là một truyện ngắn đầy kịch tính. Kịch tính ây bộc lộ qua cuộc kì ngộ của Huấn Cao và viên quản ngục, một tình huống khá oái oăm. Trên bình diện xã hội, họ là những kẻ đổì địch (một người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, người kia lại là viên quản ngục, đại diện cho bộ máy cai trị của triều đình ấy). Nhưng ở bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỉ của nhau (một người có tài viết chữ đẹp, người kia lại suốt đời ngưỡng mộ hết lòng cái tài ấy). Xét trên một bình diện khác, đây còn là sự đốì mặt giữa một kẻ tử tù (Huấn Cao) và một người tù chung thận viên quản ngục (một người tuy tự do về nhân cách nhưng bị cầm tù nhân thân, người kia tuy tự do về nhân thân nhưng bị cầm tù về nhân cách. Hai người cuối cùng đã hiểu thông qua cảnh cho chữ một cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy.

Trong trại giam, dưới ngọn đuốc rực rỡ, ba con người đang chụm đầu xung quanh một vuông lụa trắng. Một người tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô từng nét chữ”. Viên quản ngục thì lại “khúm núm” và thầy thư lại “run run bưng chậu mực”. Viết xong, người tử tù đỡ viên quản ngục đứng dậy, chân tình khuyên bảo: “Ớ đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi... thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này di đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện choi chữ. Ớ đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái dời lương thiện di”.

Bằng ngòi bút điêu luyện sắc sảo khi dựng cảnh tả hình chi tiết nào cũng gợi cảm và gây ấn tượng. Nguyễn Tuân đã dựng được một bức tranh đặc sắc xưa nay chưa từng có.

Đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao có thể xem là đoạn văn hay nhất, xúc động nhất trong truyện ngắn: “Chữ người tử tù”.

4. Trong bản in đầu tiên (Tạp chí Tao đàn số 1, ngày 1-3-1939) đoạn kết có thêm những câu sau đây: “Viên quản ngục nhìn mặt chữ khô dần dần. Y sung sướng vì dược dòng chữ quí. Y tự nhủ: tất cả nghề nghiệp ta và có lẽ cả đời ta nữa, lãi chỉ ở chỗ xin được chút kỉ niệm này. Nhưng một tỉnh buồn mênh mông đã lẻn vào lòng sung sướng của quản ngục... ít hôm nữa... pháp trường trong Kinh..”.

Đến lúc in thành sách (Vang bóng một thời) tác giả bỏ đi. Việc cắt bỏ đoạn văn này là đúng nhằm giữ nguyên vẹn vẻ đẹp của viên quản ngục. Đoạn văn ấy chỉ cho thấy niềm vui tầm thường ích kỉ của ông mà thôi.

Viết bình luận