Soạn bài: Thương vợ

I. TÁC PHẨM

Trong lịch sử vãn học Việt Nam, Tú Xương là một trong số các nhà thơ viết về vợ mình nhiều nhất. Thương vợ là bài thơ thành công nhất trong mảng đề tài này của nhà thơ.

Trong thơ, Tú Xương gọi vợ mình là mình,mẹ đẻ, mẹ mày, con bu nó một cách âu yếm, tự nhiên. Bà Tú trở thành nguồn cảm hứng trữ tình phong phú và hấp dẫn cho thơ ông.

Thương vợ là một bài thơ trữ tình thâp thoáng một nụ cười hòm hỉnh, trào lộng bày tỏ yêu thương, quý trọng, vị nể của nhà thơ đối với bậc hiền phụ tảo tần, đảm đang, thầm lặng hi sinh của mình.

II. PHÂN TÍCH

Nối bật trong bài thơ là chân dung bà Tú, một người vợ vất vả, đảm đang, chịu thương, chịu khó vì cuộc sống gia đình, vì chồng, vì con.

1. Hai câu đề nói sự lam lũ, nhẫn nại của bà:

Quanh năm buôn, bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Trước tiên cho biết hoàn cảnh làm ăn buồn bán: hoàn cảnh thời gian (quanh năm) và hoàn cảnh không gian (ở mom sông). Quanh năm là một cách tính thời gian của sự vất vả. Đó là không trừ ngày nào dù mưa hay nắng, không chỉ trong một năm mà còn là năm này tiếp năm khác, cứ thế, cứ thế... tiếp diễn. Còn “mom sông” theo cách hiểu của nhà thơ Xuân Diệu là cái địa điểm cheo leo, chênh vênh chứ không phải ở một cái bến ngang sông tấp nập bình thường nói khác đi đó là nơi khó khăn vất vả, “đầu sóng ngọn gió”.

Vì sao bà Tú phải vât vả đến như thế? Câu thơ thứ hai đã trả lời: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Đúng là một gánh nặng gia đình trên vai: một mình bà phải nuôi đến sáu người đó là chưa kể bản thân. Ông Tú vôn là người “dài lưng tốn vải” “tiền bạc phó cho con mụ lĩiếm”, là loại chồng “Thưng đấu nhờ lưng một mẹ mày”. Cách nói về việc bà Tú nuôi con và nuôi chồng của ông cũng lạ. Nhà thơ không gộp chung lại mà tính con riêng, chồng riêng. Bởi thế cố người cho là ở đây ông Tú đã tự coi mình là một thứ con đặc biệt mà bà Tú phải nuôi riêng. Với cách nói này, Tú Xương đã hiện ra như một kẻ ăn nhờ vợ, ăn theo, ăn ké lũ con. Một cách nói làm sáng tỏ thêm lòng vị tha cao quý của người vợ hiền là bà Tú được thề’ hiện bằng một nụ cười dí dỏm và hóm hỉnh đặc biệt của Tú Xương.

2. Tiếp đó là hai câu thực gợi tả cái cảnh làm ăn vất vả, gian nan hằng ngày của bà Tú:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo một nước buổi đò đông.

Ca dao sử dụng hình ảnh “Con cò lặn lội bờ sông” nhằm gợi lên một khung cảnh mênh mông, heo hút có khi đến rợn ngợp để nói về sự vất vả của người phụ nữ. ở đây, cầu thơ của Tú Xương cũng mượn hình ảnh con cò ấy nhưng ngoài cái rợn không gian đã nói bên. trên còn có cái rợn ngợp của thời gian: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Nhà thơ lại dùng lối đảo ngữ: “Lặn lội thân cò”, biến “con cò” thành “thân cò”. Ý thơ nhờ đó mà cụ thế hơn, sâu sắc hơn cái số phận của người vợ và cái số phận của thân cò, nặng nề, cực khổ, vất vả, gian nan.

Trong hai câu thực, nếu câu đầu gợi tả được cái vất vả, đơn chiếc thì câu sau nói thêm cái vật lộn của bà Tú trong cảnh buôn bán: “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Bà Tú hẳn là không thể quên lời căn dặn của cố nhản: “Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”, nhưng vì manh áo miếng cơm của gia đình, mà phải lao vào cảnh liều lĩnh, cau có, eo sèo, chen lấn trên sông nước đò giang đầy bất trắc như thế. Chớ Tú Xương hiểu hơn ai hết “tính hạnh khoan hòa” của vợ mình. Bởi vậy, nhà thơ nói lên điều này với tất cá sự thương cảm xót xa...

Nghệ thuật bình đối cùng với những từ ngữ có sức gợi tả và gợi cảm trong hai câu trên đã tái hiện được hình ảnh bà Tú trong những hoàn cảnh làm ăn vất vả và tội nghiệp nhất. Có thể nói đây là hai câu thơ hay nhất của bài thơ này.

3. Đến hai câu luận, Tú Xương không còn đứng ngoài “khách quan” để miêu tả nữa, nhà thơ đã nhập thân vào nhân vật, thốt ra lời bà Tú đế than thở giùm bà một cách “chú quan hơn”:

Một duyên hai nợ âu dành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Duyên là tiếng nhà Phật có nghĩa rất rộng. Để nói về mối quan hệ vợ chồng thì duyên là cái căn từ trước, do đó mà vợ chồng hai người lấy được nhau hay lấy phải nhau. Từ ý nghĩa này, dân gian ta đã làm thành một cặp khái niệm đối lập nhau: duyên và nợ. Một duyên hai nợ trong dân gian là chỉ sự may rủi cùa đời con gái. Nhưng ở đây, trong thế đối ngầu với câu dưới “năm nắng mười mưa” thì “một duyên hai nợ” trong câu thơ của Tú Xương có một ý nghĩa khác hẳn. Một, hai không còn là sô' đếm nữa mà là số tính, số nhân: duyên chỉ có một mà nợ đến những hai, nghĩa là duyên thì ít mà nợ thì nhiều. Bà Tú lấy được ông Tú liêu ngẫm cho kĩ đó cũng là duyên, ông được cái chữ nghĩa giỏi giang và đỗ đạt chút ít hơn người, chỉ có thế thôi. Chớ còn ông là chồng mà lại dở dở ương ương, khoán trắng: “tiền bạc phó cho con mụ kiểm”, “Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ”... thì đúng là một thứ nợ đời chớ còn chi nữa. Nói duyên thì ít mà nợ thì nhiều là như vậy. Đúng quá chớ đâu có gì sai.

Cái vất vả, cực nhọc “lặn lội thăn cò” ở câu trên đên đây đã được nâng lên thành cái vất vả cực nhọc của cả một số phận, là định mệnh cúa cả một kiếp người nặng nề và cay cực xiết bao! Mà đã là số phận thì phái âu đành. Âu có nghĩa là cam, dành cũng là cam. Chi một câu thơ mà đến những hai lần cam chịu. Vì đã cam chịu nên “năm nắng mười mưa dám quản công” là như vậy. Nghĩa là cho dù nắng mưa đến thê' mấy (năm nắng mười mưa), bà Tú vẫn không chút e ngại, chẳng tiếc chi công sức của mình. Dám quán công không chỉ có ý nghĩa như vừa nói mà còn cho thấy ý khiêm nhường. Nổi lên thêm từ hai câu thơ là đức hi sinh, nhẫn nhục, sự âm thầm của bậc hiền phụ một đời tần tảo, đảm đang. Ngần đó đủ thấy tấm lòng thương vợ của Tú Xương là thấm thìa và sâu sắc biết mấy.

4. Sau cùng, kết lại bài thơ là một tiếng chửi rủa:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Thác ra giọng bà Tú, vợ mình, Tú Xương đã chửi rủa chính cái bạc bẽo, cái vô tích sự của bản thân mình. Tiếng chửi rủa này bật ra khi cảm xúc trữ tình của nhà thơ dâng trào lên cực độ. Thương vợ đến tột cùng, Tú Xương giận mình đã không thể làm được một chút gì gánh đỡ, sẻ chia mà trái lại còn làm nặng trĩu thêm cái gánh nợ đời trên đôi vai gầy của bậc hiền phụ. Nhà thơ tự xem mình như một người vô tích sự, một người thừa, một kẻ “hờ hững”. Đó cũng chẳng qua là một cách đề cao, ngợi ca công ơn của vợ. Cái đặc sắc của hai câu kết là tuy chửi rủa nhưng vẫn hàm ý đùa vui, tuy tự cười, tự trách mình nhưng vẫn là để bày tỏ sự cảm thông với vợ.

Lời thơ với những từ ngữ, những chi tiết rất thực có sức gợi tả và gợi sâu sắc. Thương vợ của Trần Tế Xương thể hiện được ân tình sâu nặng và chân thành của nhà thơ đối với hiền phụ của mình. Bài thơ không những cho thấy một tâm hồn nhân hậu, cởi mở với những người 'thân mà còn đu để chứng tỏ tài năng của một thi sĩ biết vận dụng và phát huy đầy sáng tạo lời ăn tiếng nói của dân gian.

Viết bình luận