Soạn bài: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

I. TRẬT TỰ TRONG CÂU BƠN

Gợi ý làm bài

1. a. Nếu sắp xếp theo trật tự “đó là một con dao rất sắc, nhưng nhỏ” thì bản thân câu đó không sai về ngữ pháp và nội dung ý nghĩa, vì rất sắcnhỏ là các thành phần đẵng lập, đồng chức: cùng làm định ngữ cho danh từ con dao. Nhưng đặt vào đoạn văn thì trật tự sắp xếp của nhà văn không phù hợp với mục đích của hành động nói: mục đích đe dọa, uy hiếp đôi phương.

b. Cách sắp xếp trật tự như tác giả Nam Cao là nhằm mục đích dồn trọng tâm thông báo vào cụm từ rất sắc, phù hợp với mục đích đe dọa, uy hiếp bá Kiến của Chí Phèo. Nếu đặt từ nhỏ ở cuối câu thì trong tình huống giao tiếp này, nó không thể là trọng tâm thông báo của câu, không thể phù hợp với mục đích uy hiếp và đe dọa đối phương.

c. Trong tình huống khác, ngữ cảnh khác, thì sự sắp xếp ngược lại lại phù hợp. Trong ngữ cảnh (c), người nói nhằm thực hiện hành động và mục đích chế nhạo, phủ định tác dụng của con dao (con dao tuy có sắc nhưng nhỏ thì không thể chặt được cành cây to). Lúc đó lại cần đặt tính từ nhỏ ở sau, ở cuối câu.

2. Trong hai cách viết đó, rõ ràng cách viết (a) là phù hợp. Trong cách viết (a), cụm từ rất thông minh là trọng tâm thông báo, là luận cứ quan trọng nhất để dẫn tới kết luận ở câu sau: “Thầy giáo đã đưa bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi”. Viết như câu (b) không phù hợp với lập luận, không làm nổi bật trọng tầm thông báo là rất thông minh. Trong trường hợp (a), hai câu diễn đạt một lập luận, câu đầu nêu luận cứ, câu sau là kết luận. Trong câu đầu có hai luận cứ, rất thông minh là luận cứ có hiệu lực mạnh, mang trọng tâm thông báo. Vì vậy nó cần đặt sau.

3. Ba đoạn văn đều có những bộ phận câu biểu hiện thời gian (trạng ngữ chỉ thời gian). Nếu từng câu đứng riêng ngoài vãn bản thì các bộ phận đó đều có những khả năng như nhau: đều có thể đặt ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu. Nhưng mỗi câu đều được dùng trong một ngữ cảnh nhất định, cho nên sự sắp xếp các bộ phận trong câu phải phụ thuộc vào từng ngữ cảnh, từng văn bản để phù hợp với nhiệm vụ thông báo trong từng ngữ cảnh.

a. Trong đoạn văn này, câu đầu là câu mở đầu cho lời kể về một sự kiện (việc bắt Mị). Cho nên trước tiên nêu hoàn cảnh thời gian (Một đêm khuya), sau đó lần lượt kể các chi tiết diễn biến của sự kiện. Trật tự như thế là phù hợp. Còn ở câu tiếp theo, phần “Sáng hôm sau" cần đặt ở đầu câu để tiếp nôi thời gian, để tạo sự liên kết với những câu đi trước. Nó không thể ở cuổì câu hay giữa câu, vì như thế câu văn sẽ mất sự liên kết với các sự kiện không liền mạch.

b. Câu văn bắt đầu bằng bộ phận nêu chủ thể hành động (Một anh đi thả ống lươn), còn phần biểu hiện thời gian (một buổi sáng tinh sương) lại đặt ở giữa câu. Điều đó cũng do sự liên kết ý với những câu đi trước đòi hỏi. Trước đó, các câu văn đang tập trung vào vấn đề: ai biết người nào đẻ ra Chí Phèo? Cho nên cần nôi tiếp đề tài đó bằng việc nêu người hành động (chứ không phải thời gian hành động) lên đầu câu. Nghĩa là sự sắp xếp trật tự (người hành động - thời gian) ở trường hợp này là để phục vụ cho sự liên kết ý, đảm bảo mạch kể chuyện của các câu.

c. Trong trường hợp này, bộ phận “đã mấy năm” đặt ở cuối câu, chứ không thể đặt ở đầu câu hay giữa câu. Điều đó do nhiệm vụ thông báo của nó quyết định: nó biểu hiện phần tin mới, phần trọng tâm thông báo. về mặt ngữ pháp, nó không phải là thành phần chính của câu, mà thành phần chính là “Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra” (C-V). nhưng các thành phần chính trong trường hợp này chỉ là một hình thức khác của việc lặp lại một thông tin đã biết (cô Mị là vợ A Sử, con trai thông lí), nghĩa là một tin cũ. Điều quan trọng ở câu này là thời gian về làm dâu. Vì thế tuy là thành phần thứ yếu về ngữ pháp nhưng lại quan trọng về mặt thông báo nên nó cần đặt ở cuối câu, vị trí thường dành cho phần tin mới, tin quan trọng.

II. TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP

Bài tập 1

Gợi ý làm bài

a. Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép này (vế in đậm) cần đặt sau vì vế chính (Hắn lại nao nao buồn) cần đặt trước để tiếp tục nói về “hắn”, mặt khác, vế in đậm lại tiếp tục được khai triển ý ở những câu đi sau: cụ thể hóa cho “một cái gì rất xa xôi”. Nghĩa là vế chính đặt trước để liên kết dễ dàng với những câu đi trước, còn vế phụ đặt sau để liên kết dễ dàng với những câu đi sau.

b. Vế chỉ sự nhượng bộ (tuy...), và vế chỉ giả thiết (nếu...) đặt sau. Đó đều là các vế phụ xét về cấu tạo ngữ pháp, nhưng ở những trường hợp này được đặt sau để bổ sung một thông tin cần thiết.

Bài tập 2

Chọn câu C.

Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh được phổ biến khá rộng nhưng nó không phải là điều mới lạ. Trong các thời kì khác nhau trước đây, các nhà chính trị, các nhà văn lỗi lạc đã phát triển nó và hoàn toàn nắm vững nó. Ví dụ: Na-pô-lê-ông đọc tôc độ 2.000 từ trong một phút, Ban-dắc đọc tốc độ 4.000 từ trong một phút, Mác-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây.

(Theo Lịch văn hóa tổng hạp 1987 - 1990)

Viết bình luận