Soạn bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Thế nào là từ nhiều nghĩa?

Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Xem trong từ điển, các em có thể gặp những trường hợp như sau :

a) Mắt

(1) Cơ quan để nhìn của người hay động vật : nhìn tận mắt, nháy mắt;

(2) Chỗ lồi lõm giống hình con mắt, mang chồi, ở một sô' thân cây : mắt tre, mắt cây;

(3) Bộ phận giống hình con mắt ở ngoài vỏ một số quả : mắt dứa, mắt na ;

(4) Lỗ hở đều đặn ở các đồ đan : mắt võng, mắt lưới.

b) Măng : mầm tre, vầu... non mới mọc từ gốc lên, có thể dùng làm thức ãn.

Trong hai từ này, các em thấy từ mắt có tới bốn nghĩa, trong khi từ măng chỉ có một nghĩa. Ta gọi những từ có từ hai nghĩa trở lên là từ nhiều nghĩa.

2. Nghĩa gốc và nghĩa chuyến của từ

- Trong từ nhiều nghĩa, nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa gốc bao giờ cũng được đánh số 1. Từ mắt trong ví dụ trên, nghĩa " 1. Cơ quan để nhìn của người hay động vật" là nghĩa gốc.

- Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, được suy ra từ nghĩa gốc. Đây là những nghĩa xuất hiện sau nghĩa gốc. Từ chỉ có một nghĩa gốc nhưng lại có thể có nhiều nghĩa chuyển. Trong ví dụ trên, từ mắt có ba nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển được lần lượt đánh số từ 2 cho'tới nghĩa cuối cùng có trong một từ nhiều nghĩa.\

3. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Khi mới xuất hiện, từ thường chỉ được dùng với một nghĩa nhất định. Nhưng sau đó, trong quá trình sử dụng, để gọi tên cho những đối tượng mới xuất hiện trong đời sống, người ta đã thêm nghĩa mới vào cho từ đã có sẵn. Lúc này ta có hiện tượng chuyển nghĩa.

Kết quả của việc chuyển nghĩa sẽ cho ta những từ nhiều nghĩa.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Trong các từ ghép đã cho, ta thấy chân là yếu tố dùng để chỉ bộ phận cơ thể người đã có sự chuyển nghĩa để chỉ bộ phận của vật. Tương tự như vây, các em có thể tìm các bộ phận cơ thể khác có sự chuyển nghĩa để chỉ vật như: mắt, mũi, tay, lưỡi, tai, cổ',... Dưới đây là một số ví dụ:

- mắt: mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt lưới, mắt cây, ...

- mũi: mũi thuyền, mũi kéo, mũi đất, mũi quân,...

- tay: tay ghế, ...

- lưỡi: lưỡi dao, lưỡi kiếm, lưỡi liềm, lưỡi xẻng, ...

- tai: tai hồng, ...

- cổ: cổ chai, cổ chày, cổ lọ, ...

2. Để tìm được những từ chỉ bộ phân cây cối được chuyển dùng chỉ bộ phận thân thể của người, các em cần tìm những từ chỉ bộ phận cây cối trước. Ví dụ như: thân, cảnh, lá, quả,... Sau đó, dựa vào những từ đơn này, các em sẽ tìm những từ ghép chỉ bộ phận thân thể của người.

Ví dụ:

- : lá phổi, lá gan, lá mía, lá lách;

- quả : quả tim, quả thận.

3. Để giải được bài tập này, các em có thể lần lượt thực hiện các bước sau:

- Tìm trước một số từ đơn là danh từ có khả năng chuyển thành động từ và một số động từ có khả năng chuyển thành danh từ.

- Ghép thêm vào từ đơn một yếu tố nữa để kiểm tra khả năng chuyển nghĩa thành danh từ hay động từ.

Theo cách trên, ta có thể nêu ra những từ sau:

a) Chỉ sự vật chuyển thành hành động:

- cái cuốc —> cuốc đất

- cái bào —> bào gỗ

- cân muối —> muối dưa

b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ sự vật:

- cỏ —> mộtcỏ

- nắm cơm —>ba nắm

- bơm xe —> cái bơm.

4*. Đọc kĩ lại bài viết, các em sẽ thấy:

a) Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng. Đó là những nghĩa sau:

- Là bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày;

- Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung.

Đây là những nghĩa khác nhau của cùng một từ. Nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc, còn nghĩa sau là nghĩa chuyển.

b) Có thể hiểu các nghĩa của từ bụng trong các kết hợp như sau:

- Ăn cho ấm bụng. Bụng: bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày.

- Anh ấy tốt bụng. Bụng: biểu tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người, với việc.

- Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc. Bụng : phần phình to ra ở một số vật.

Viết bình luận