Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Chủ đề là gì?

Chủ đề trong một tác phẩm là ỳ cơ bản, tư tưởng chính mà người kể muốn thể hiện trong tác phẩm đó. Chủ đề không phải là hiện thực được kể lại trong truyện mà là qua hiện thực được kể đó, người viết muốn bộc lộ ý gì, muốn nói gì với người đọc. Chủ đề là cái mà câu chuyện muốn ngợi ca, khẳng định hay muốn phê phán, lên án qua những điều được kể.

Ví dụ, qua câu chuyện kể lại việc Tuệ Tĩnh cứu ưgười, tác giả muốn ca ngợi y đức của người thầy thuốc, ca ngợi lòng yêu thương con người của Tuệ Tĩnh.

2. Dàn bài của bài văn tự sự

Trong bài văn tự sự, tính chất kể là chủ yếu. Vì vây, để người đọc đề theo dõi, bài văn tự sự thường bao gồm ba phần :

a) Mở bài

Phẩn này có nhiệm vụ giới thiệu chung về nhân vật và sự kiện sẽ được kể trong phần Thân bài.

b) Thân bài

Phần này có nhiệm vụ kể diễn biến của sự việc.

Đây là phần nhằm chi tiết hoá, cụ thể hoá cho phần Mở bài.

Phần này có thể kể theo trình tự không gian, thời gian hoặc trình tự sự việc.

c) Kết bài

Phần này có nhiệm vụ khép lại câu chuyện, thể hiện kết cục của câu chuyện.

Phần này tạo sự cảm nhận về tính hoăn chỉnh, “có đầu có đuôi” của diễn biến một câu chuyện.

II - HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé corl nhà nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm nghề thầy thuốc: hết lòng cứu giúp người bệnh và bệnh người nào nguy hiểm hơn thì cứu người đó trước, bất kể người đó giàu hay nghèo.

b) Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh là ca ngợi y đức của người thầy thuốc có bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, chữa bệnh để cứu người, không yì vàng bạc, tiền tài mà quên đạo đức của người làm nghề thầy thuốc.

Chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn sau:

- Anh về thưa vái cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng hây giờ thì phải chữa cho chú bé này trước, vì chú nguy hơn:

- Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ơn huệ.

c) Cả ba nhan đề truyện đều đúng:

- Tuệ Tĩnh và hai người bệnh: nói tới những nhân vật xuất hiện trong truyện.

- Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh : nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh của thầy Tuệ Tĩnh. Nhan đề này khá sát với chủ đề của truyện.

- Y đức của Tuệ Tĩnh : nói tới đạo đức của người làm nghề thầy thuốc. Nhan đề này cũng thể hiện khá sát chủ đề của truyện.

Có thể đặt nhan đề truyện như sau :

-Thầy Tuệ Tĩnh

- Hết lòng vì người bệnh

- Người thầy thuốc có tấm lòng vàng

d) Nhiệm vụ các phần trong câu chuyện này có thể hình dung như sau :

- Mở bài: Giới thiệu :

+ Danh y Tuệ Tĩnh ;

+ Là người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh.

- Thân bài: Kể diễn biến của sự việc :

+ Việc nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh ;

+ Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nhà nông dân vì bệnh của chú nguy hơn;

- Tuệ Tĩnh chữa bệnh ;

- Vợ chồng người nông dân cảm ơn và lời nói ân tình của Tuệ Tĩnh.

- Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh : Tiếp tục đến chữa bệnh cho nhà quý tộc.

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. a) Chủ đề của truyện này nhằm :

- Biểu dương sự thẳng thắn, thật thà và không tham của cải vàng bạc của người dân lao động.

- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều.

Sự việc thể hiện tập trung làm nổi bật chủ đề :

- Biểu dương qua việc :

+ “Một người nông dân tìm được viên ngọc quý liền muốn đem dâng tiến nhà vua”.

+ Người nông dân thưa với vua : “... hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi”.

- Phê phán qua việc :

Viên quan nói vói người nông dân : “Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện anh phải chia cho tôi một nửa phần thưởng của nhà vua. Nếu không thì thôi!”.

b) Ba phần của truyện này như sau :

- Mở bài: Câu đầu tiên.

- Thân bải: từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”.

- Kết bài: Phần còn lại.

c) HS tự làm.

d) Sự việc trong phần Thân bài thú vị ở chỗ :

- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị thật bất ngờ : “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”.

Việc chia phần thưởng lại càng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan (và ngoài cả dự kiến của bạn đọc) : “... hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi”.

2. Cách mở bài và kết bài qua hai truyện Sơn Tinh, Thuỷ TinhSự tích Hồ Gươm :

a) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

- Mở bài:

Nêu thời gian và hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài : “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng”.

- Kết bài:                                  

Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài : “Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về”.

b) Sự tích Hồ Gươm

- Mở bài:

Nêu thời gian và hoàn cảnh của câu chuyện sẽ kể : “Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác...cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ đánh giặc”.

- Kết bài:

Khép lại câu chuyện bằng cách nêu tên mới của hồ Tả Vọng : Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Viết bình luận