Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà)

Đề bài :

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bác Hồ muôn khuyên dạy chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ này ? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước ?

1. Yêu cầu

- Thể loại : Văn giải thích.

- Dàn bài :

a) Mở bài :

- Giới thiệu điều cần giải thích (Mùa xuân là Tết trồng cây - Làm cho đất nước càng ngày càng xuân).

- Đồng thời, gợi ra phương hướng giải thích (tác dụng của việc trồng cây mỗi dịp xuân về).

b) Thân bài :

- Trình bày các nội dung giải thích (gồm hai ý : một là câu nói của Bác Hồ ; hai là : việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước).

c) Kết bài :

Khẳng định ý nghĩa to lớn của việc trồng cây trong mùa xuân.

2. Bài làm tham khảo

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, trăm hoa đua nở, mọi người lại nô nức chuẩn bị cho dịp Tết hồng cây. Từ hường học, cơ quan, công sở cho đến các đường phố, đâu đâu cũng có kế hoạch trồng cây xanh. Trong những ngày này, ta lại nhớ đến Bác Hồ cùng lời dạy của Người:

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Tại sao phải trồng cây vào mùa xuân và làm như vậy có ý nghĩa gì mà mọi người lại tham gia hăng hái như vậy ? Trước hết ta có thể thấy rằng đến mùa xuân khí hậu ôn hoà, đất đai ẩm ướt là mùa trăm hoa đua nở, cây cối xanh tươi. Do đó mà mùa xuân là mùa thích hợp cho cây trồng phát triển. Từ lâu, con người đã gắn bó mật thiết với thiên nhiên, trong đó cây xanh là yếu tố rất quan trọng. Bác Hồ rất quan tâm đến vấn đề môi trường của tương lai vì vậy Bác đã nhắc nhở mọi người phải trồng cây đề cải tạo môi trường. Bác khuyên mọi người trồng cây xanh vào mùa xuân không chỉ để cây xanh nhanh phát triển mà còn vì mùa xuân bắt đầu một năm mới, sau một năm làm việc mệt nhọc, con người nên trồng một cây xanh để tô điểm cho cuộc sông, làm cho thiên nhiên gần gũi với chúng ta hơn. Tết trồng cây cũng tạo cho con người gắn bó với nhau hơn vì một mục đích tốt đẹp, vì lợi ích chung của xã hội con người. Trồng thêm cây xanh chúng ta cũng góp phần khôi phục lại sự tàn phá rừng bừa bãi, chông xói mòn, tăng thêm màu mỡ cho đất, điều hoà mực nước của sông ngòi, hạn chế lũ lụt, ngăn gió biển, nước biển tràn vào phá hoại mùa màng. Cây cối còn cung cấp cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong ngôi nhà của chúng ta, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới. Cây xanh còn giữ được bầu không khí trong lành, ngăn chặn được những độc hại do khí đốt ở nhà máy thải ra, do ô nhiễm của xe cộ đi lại. Nó còn làm cho môi trường sống củá chúng ta đẹp hơn, từ những bóng mát cây xanh, buổi trưa hè oi ả trở nên êm dịu lạ thường. Con người như đi lạc vào xứ thần tiên. Thú vị biết bao khi đứng trước một khung cảnh rợp màu xanh cây lá. Tâm hồn ta trở nên thanh thoát, nhẹ nhàng. Cây xanh gọi chim ca hót líu lo, tạo sự bình thản, yêu đời cho con người. Nhờ có rừng cây, thời tiết được điều hoà, êm dịu.

Tết trồng cây mà Bác Hồ đề ra là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa cho lợi ích đời sốông và hạnh phúc lâu dài. Qua những lợi ích của việc trồng cây như vậy, em thấy được trách nhiệm của mình đối với việc tham gia trồng cây. Em mong rằng mỗi chúng ta hãy tự trồng lấy một cây xanh cho riêng mình và thường xuyên chăm sóc, bảo vệ nó chu đáo, góp phần làm cho thành phố, đất nước trong lành, sạch đẹp.

(Trần Thị Lan, Hà Nam)

Viết bình luận