Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Về khái niệm thể loại, xem trong bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

2. Những câu tuc ngữ viết về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung biểu hiện. Những câu tục ngữ này chú trọng tôn vinh những giá trị cao đẹp của con người, đưa ra những lời nhận xét, khuyên răn về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có trong cuộc sống. Nội dung các câu tục ngữ chủ yếu chỉ quan hệ giữa người với người trong xã hội thường được tuân theo một chuẩn mực đạo đức luân lí nhất định. Chuẩn mực đạo đức đó đã được cộng đồng chấp nhận và được người dân lao động sử dụng như một nguyên tắc sinh sống và giao tiếp hằng ngày.

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc kĩ văn bản và chú thích các từ ngữ mặt ngườikhông tày.

2. Phân tích từng câu tục ngữ (sau khi phân tích, có thể kẻ bảng để ghi nhớ):

Câu

Nghĩa của câu tục ngữ

Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện

1

Con người quý hơn tiền bạc.

Đề cao giá trị của con người.

2

Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.

Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

3

Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.

Dù nghèo khó vẫn phải biệt giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

4

Cần phải học cách ăn, nói,... đúng chuẩn mực.

Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

5

Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn.

Đề cao vị thế của người thầy.

6

Học thầy không bằng học bạn.

Đề cao việc học bạn.

7

Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình.

Đề cao cách ứng xử nhân văn.

8

Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.

Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

9

Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được; mà phải cần nhiều người hợp sức.

Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.

3. Hai câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau, cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4. Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

a) Diễn đạt bằng so sánh :

- Một mặt người bằng mười mặt của.

- Học thầy không tày học bạn.

- Thương người như thể thương thân.

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, người - mười vần và đối nhau qua từ so sánh bằng. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, từ so sánh tày, vần với thầy trong vế đưa ra so sánh. Câu thứ ba dùng từ so sánh như. Phép so sánh có tác dụng làm các câu tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải được ý tưởng một cách dễ dàng.

b) Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ :

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất : từ quả - cây nghĩa đen chuyển sang thành quảngười có công giúp đỡ, sinh thành... Tương tự như vậy, câynon chuyển sang nghĩa một cá nhânviệc lớn, việc khó... Phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

c) Dùng từ và câu có nhiều nghĩa :

- Cái răng, cái tóc : không những chỉ răng, tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung - là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người.

- Đói, rách : không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung ; sạch, thơm : chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

- Ăn, nói, gói, mở... : ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

- Quả, kẻ trồng cây, cây, non... : cũng có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

a) Một số câu tục ngữ đồng nghĩa :

- Máu chảy ruột mềm.

- Chết trong hơn sống đục.

- Uống nước nhớ nguồn.

b) Một số câu tục ngữ trái nghĩa :

- Của trọng hơn người.

- Ăn cháo đá bát.

- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.

Viết bình luận