Soạn bài: Tuần 33 - Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

Các câu hỏi 1+2+3 (dựa vào các nội dung sau để điền bảng):

1. Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á. Một số ngôn ngữ có quan hệ họ hàng hay quan hệ tiếp xúc lâu đời vói tiếng Việt, như: Mường, Pa-cô, Ka-tu, Ba-na, Khmer, Stiêng, ...

- Có thể phác hoạ các thời kì phát triển của tiếng Việt như sau:

+ Thời trước thế kỉ X: kho từ vựng phong phú, với những từ cơ bản gốc Nam Á và một số thuộc gốc Thái hay gốc Mã Lai; về mặt ngữ âm, ngữ pháp có nhiều đặc điểm tạo thành bản sắc riêng cho tiếng Việt.

+ Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: ông cha ta sáng tạo ra chữ Nôm, thơ văn bằng chữ Nôm ra đời. Tiếng Việt đến thời kì này đạt tới trình độ tinh luyện hơn. Kho từ vựng phong phú hơn, vì bên cạnh con đường bảo tồn ngôn ngữ dân tộc, nhân dân ta còn tiếp nhận thêm nhiều từ ngữ tiếng Hán.

+ Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945: chữ quốc ngữ ra đời, thông qua việc tiếp xúc với tiếng Pháp, nhiều từ gốc Âu đưa vào nước ta góp phần làm cho tiếng Việt đáp ứng kịp nhu cầu diễn đạt những tri thức mới.

+ Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay: tiếng Việt được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

2. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Trong các ngôn ngữ đơn lập, đơn vị ngữ pháp cơ bản có hình thức là một âm tiết, thường có nghĩa và có thể được dùng như một từ. Trong câu, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng trật tự từ và hư từ, còn từ không biến đổi hình thái.

- Đặc điểm của tiếng: xét về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết, âm tiết nào cũng có thanh điệu, ngoài thanh điệu, âm tiết còn có phần âm đầu và phần vần. Trong tiếng Việt, tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng trở thành đơn vị có nghĩa. Xét về mặt ngữ pháp, trong nhiều trường hợp mỗi tiếng là một từ đơn có thổ đảm nhận một chức năng ngữ pháp nào đó trong câu; trong trường hợp còn lại mỗi tiếng chỉ là một thành tố cấu tạo nên các từ ghép.

- Các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt: trật tự từ và hư từ. Trật tự sắp đặt các từ được coi là phương tiện ngữ pháp chủ yếu để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ. Hư từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu và biểu thị một số ý nghĩa ngữ pháp trong câu.

3. So sánh, đối chiếu đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong các phong cách ngôn ngữ (PCNN) đã học.

- Về đặc điểm chung:

- Đặc điểm chung của PCNN sinh hoạt: tính cá thể; tính sinh động - cụ thể; tính cảm xúc.

- Đặc điểm chung của PCNN nghệ thuật: tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa, dấu ấn riêng của tác giả.

- Đặc điểm chung của PCNN báo chí: tính thông tin sự kiện, tính ngắn gọn, tính hấp dẫn.

- Đặc điểm chung của PCNN chính luận: tính công khai về chính kiến, tư tưởng, lập trường chính trị xã hội; tính chặt chẽ trong lập luận; tính truyền cảm mạnh mẽ.

- Đặc điểm chung của PCNN hành chính: tính khuôn mẫu; tính minh xác, tính công vụ.

b) Về cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ:

- PCNN sinh hoạt:

+ Về ngữ âm chữ viết: phát âm theo các phát âm quen thuộc của mỗi người có kèm theo hiện tượng biến âm ở một số từ, giọng nói thay đổi theo tâm trạng và tình huống nói năng.

+ Về từ ngữ: dùng từ ngữ biểu cảm, thể hiện trực tiếp thái độ và cảm xúc của người nói. Những từ ngữ này nhiều khi mang màu sắc suồng sã, thông tục. Sử dụng nhiều tình thái từ, hoặc phó từ nhấn mạnh. Từ địa phương, biệt ngữ xã hội,... cũng được sử dụng trong PCNN sinh hoạt.

+ Về kiểu câu: dùng tất cả các kiểu câu với tính cụ thể, sinh động của nó. Dùng kết cấu thì, là đặt ở đầu câu; dùng các kiểu câu có ý nghĩa phủ định theo mẫu: X + gì mà + Y; dùng kiểu câu có cấu trúc nhiều từ ngữ chêm xen, dùng từ "nó" làm chủ ngữ giả.

+ Về biện pháp tu từ: ưa dùng lối nói ví von, so sánh để có thể miêu tả sự vật một cách sinh động. Biện pháp nói quá được dùng nhiều.

+ Về bố cục, trình bày: trình bày tự nhiên, bố cục khá tự do; có nhiều chỗ trùng lặp do cố ý hoặc vô ý.

- PCNN nghệ thuật:

+ Về ngữ âm chữ viết: các yếu tố ngữ âm đựợc khai thác tối đa để xây dựng hình tượng, ở nhiều trường hợp nó có tác dụng gợi tả và biểu hiện những nét nghĩa bổ sung tinh tế. PCNN nghệ thuật tận dụng các hình thức khác nhau để gia tăng giá trị biểu hiện của văn bản.

+ Về từ ngữ: bên cạnh lớp từ ngữ chung, PCNN nghệ thuật còn có lớp từ riêng.

+ Về kiểu câu: sử dụng mọi kiểu câu; có cách vận dụng đặc thù các kiểu câu, ví dụ cú pháp của thơ có nhiều nét riêng.

+ Về biện pháp tu từ: tận dụng mọi biện pháp tu từ để xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm văn chương. Các biện pháp tu từ liên quan tới mặt ngữ âm, ngữ pháp đều được sử dụng làm phương tiện biểu hiện ý tưởng nghệ thuật.

+ Về bố cục, trình bày: coi trọng vẻ đẹp cân đối, hài hoà trong chiều sâu bố cục, trình bày tác phẩm.

- PCNN báo chí:

+ Về ngữ âm chữ viết: hướng đến chuẩn phát âm, những quy đinh về chính tả được triệt để tôn trọng.

+ Về từ ngữ: bên cạnh vốn từ ngữ chung có tình toàn dân, tuỳ thuộc vào nội dung bài viết, PCNN báo chí có thể sử dụng cả những từ ngữ khoa học kĩ thuật, từ ngữ hành chính, ngoại giao, từ ngữ văn chương, ...

+ Về kiểu câu: câu văn rõ ràng chính xác, không gây khó hiểu mơ hồ. Nhưng thường dùng một số khuôn mẫu cú pháp sau: dùng cụm từ để đặt tên cho bài báo, tạo ấn tượng ngắn gọn súc tích; dùng mô hình câu thời gian - địa điểm - sự kiện mở đầu cho các bản tin nhấn mạnh vào tính thời sự của sự kiện; dùng câu mở rộng thành phần kết hợp lời dẫn trực tiếp với lời dẫn gián tiếp để đưa tin một cách cô đúc, thuyết phục.

+ Về biện pháp tu từ: sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp với từng, thể loại nhằm nâng cao tính hấp dẫn của báo chí.

+ Về bố cục, trình bày: bố cục rõ ràng, hợp lô gích. Một số thể loại báo chí có bố cục tương đối ổn định, tên các bài báo thường được trình bày theo những kiểu chữ đặc biệt, cỡ chữ lớn.

- PCNN chính luận:

+ Về ngữ âm chữ viết: phát âm rõ ràng với âm điệu và ngữ điệu thích hợp; tuân theo chuẩn chính tả.

+ Về từ ngữ: ngoài vốn từ ngữ chung, PCNN chính luận còn dùng một số lớp từ ngữ riêng - từ ngữ chính trị. Tuỳ thuộc vào đề tài bàn luận, PCNN chính luận còn sử dụng cả những từ ngữ khoa học, từ ngữ thông tục, ...

+ Về kiểu câu: sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu.

+ Về biện pháp tu từ: sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ, những lối nói bóng bẩy, truyền cảm nhằm đạt được hiệu quả tâm lí, tăng thêm sức thuyết phục.

+ Về bố cục, trình bày: trình bày vừa hợp lò gích vừa truyền cảm.

- PCNN hành chính:

+ Về ngữ âm chữ viết: chữ viết theo chuẩn chính tả chung, ngoài ra có cách sắp xếp các mục, cách đánh số,... riêng.

+ Về từ ngữ: bên cạnh lớp từ chung, PCNN hành chính còn dùng những từ ngữ có tính chất khuôn mẫu, từ ngữ xưng hô trong văn bản hành chính mang tính xã hội. Văn bản hành chính không dùng các từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, ...

+ Về kiểu câu: câu có kết cấu chặt chẽ, quan hệ giữa các thành phần rõ ràng, xác định; không dùng câu nghi vấn, cảm thán. Trong nhiều trường hợp các vế câu được tách thành từng dòng riêng.

+ Về biện pháp tu từ: không sử dụng các biện pháp tu từ, các phương tiện biểu cảm.

+ Về bố cục, trình bày: văn bản hành chính có thể thức cố định. Bố cục thường gặp gồm ba phần. Phần đầu: bên phải là Quốc hiệu, phía dưới ghi địa điểm thời gian ra (gửi) văn bản; bên trái ghi tên cơ quan nhà nước ban hành văn bản, số hiệu văn bản, tiếp đến ghi tên văn bản. Phần chính: Nôi dung chính của văn bản. Phần cuối: Bên ừái là những ghi chú cần thiết như nơi nhận văn bản, bên phải ghi chức vụ người ban hành (đứng tên) văn bản, chữ kí và đóng dấu (nếu có thẩm quyền).

4. So sánh hai phần văn bản sau đây, xác định phong cách ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ của hai văn bản.

a) "Mặt Trăng: Vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời và chiếu sáng Trái Đất về ban đêm, có hình dạng nhìn thấy thay đổi dần từng ngày từ khuyết đêrì tròn và ngược lại".

(Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt,

NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, 2005)

b) Giăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Giăng toả mộng xuống trần gian, giăng tuôn suối mát đẻ những hồn khát khao ngụp lặn;

(Nam Cao, Giăng sáng, trong Tuyển tập Nam Cao,

tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

- Văn bản (a) thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.

+ Về từ ngữ: sử dụng thuật ngữ chuyên môn (vệ tinh, phản chiếu,...); sử dụng từ ngữ toàn dân.

+ Cách trình bày ngắn gọn (sử dụng dấu (:) thay cho từ "là".

+ Ngôn ngữ trung tính, không sử dụng các biện pháp tu từ.

Văn bản (b) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

+ Về từ ngữ: sử dụng từ địa phương "giăng" (trăng), từ ngữ giàu sức biểu cảm, gợi hình ảnh.

+ Có sử dụng các phép tu từ: so sánh, lặp cú pháp câu.

5. Đọc văn bản SGK trang 194 - 195 và thực hiện các yêu cầu của đề bài.

a) Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

b) Phân tích đặc điểm về từ ngữ, câu văn, kết cấu của vãn bản.

- Về cách trình bày: được soạn thảo theo kết cấu thống nhất có ba phần theo một khuôn mẫu quy định.

- Về từ ngữ: Có lớp từ ngữ hành chính được dùng với tần số cao: quyết định, căn cứ, xét đề nghị, đồng chí,...

- Về kiểu câu: Có câu rất dài. Một số ý quan trọng thường được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng. Chẳng hạn:

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;

Căn cứ Nghị định 299/HĐBT ngày 15 - 8 - 1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế:

Nét đề nghị của đồng chí Trưởng ban Tổ chức chính quyền Thành phố, Giám đốc Sở y tế Hà Nội.

c) Đóng vai một phóng viên báo hằng ngày và giả định rằng văn bản trên vừa mới được kí và ban hành một vài giờ trước, anh (ch.ị) hãy viết một tin ngắn theo phong cách ngôn ngữ báo chí (thể loại bản tin) để đưa tin về sự kiện ban hành văn bản.

Tham khảo:

Hôm nay, ngày... tháng... năm. ... Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã kí quyết định thành lập Bảo hiểm y tế (BHYT) Hà Nội. BHYT Hà Nội chịu sự quản lí, chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế Hà Nội, đặt trụ sở tại 18 Hàng Lược, Hà Nội. BHYT Hà Nội ra đời nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác của người dân. Tại mỗi quận, huyện đều được tổ chức các chi nhánh của BHYT Ha Nội.

Viết bình luận