Soạn bài: Tuần 25 - Đọc thêm: Một người Hà Nội

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh tại Hà Nội nhưng quê gốc ở Nam Định. Thuở nhỏ, ông sống ở nhiểu nơi. Tham gia cách mạng từ khi đang học trung học, Nguyễn Khải tỉmg gia nhập đội tự vệ chiến đấu ở Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Năm 1951, ông làm công tác tuyên huấn ở Phòng chính trị Liên khu III. Năm 1952 ông làm Thư kí toà soạn báo Chiến sĩ của Khu IV. Từ 1955, ông công tác ở toà soạn tạp chí Văn nghệ quân đội, là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà vãn Việt Nam. Từ sau 1975, ông chuyển vào sinh sống, công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Từ sau năm 1975, Nguyễn Khải tập trung bám sát đời sống, đề cập đến nhiều vấn đề chính trị - xã hội cũng như các vấn đề trong đời sống tư tưởng, tinh thần của con người. Ông viết khá dồi dào và đa dạng.

Tác phẩm chính: Xung đột (tiểu thuyết, phần I - 1959, phần n - 1962), Mùa lạc (1960), Một chặng đường (1962), Tầm nhìn xa (1963), Người trở về (1964), Chủ tịch huyện (1972), Họ sống và chiến đấu (1966), Hoà Vang (1967), Đường trong mây (1970), Ra đảo (1970), Tháng ba Ở Tây Nguyên (1976), Cha và con, và... (1979), Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985), Một người Hà Nội (1990), Một thời gió bụi (1993), Hà Nội trong mắt tôi (1995), Sống ở đời (2002),,..

2. Truyện ngắn Một người Hà Nội phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước.

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN

1. Nhân vật trung tâm truyện là cô Hiền, được tác giả xây dựng là một người Hà Nội bình thường như bao nhiêu người Hà Nội khác, đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua những biến động thăng trầm, nhưng vẫn giữ được cái cốt cách, bản lĩnh và nếp sống văn hoá của con người nơi đây. Tính cách thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm những quan điểm, thái độ của mình trước cuộc sống chính là nét đẹp tâm hồn, cá tính của cô. Trước niềm vui kháng chiến thắng lợi, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cô nhìn nhận một cách khách quan: "Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều", "chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá", như là tập thể dục mỗi sáng, sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, trai gái yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho kẻ ăn người ở,... Đầu óc thực tế của cô tính toán rất khôn khéo mọi việc trước sau và "đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ". Thời son trẻ, cô giao du với đủ loại thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ vãn nhân, nhưng khi phải làm vợ, làm mẹ, "cô chọn bạn trãm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ", cô sinh nãm đứa con, đến đứa con gái út, cô nói với chồng: "Từ nay là chấm dứt chuyên sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh (chị). Cô bảo ban, dạy dỗ con cháu cách sống làm một người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội. Cô dạy từ những việc nhỏ nhất: "ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn", đến cái lớn nhất là quan niệm sống, lẽ sống: "Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng [...] Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ...".

Cuộc đời cô Hiền song hành cùng những chặng đường dài, những biến động lớn lao của đất nước. Lịch sử dân tộc được soi sáng qua số phận, cách ứng xử của từng cá nhân. Cô Hiền luôn giữ được những phẩm giá, nhân cách tốt đẹp của mình, sống vì vân mệnh của dân tộc, của đất nước. Xuất phát từ lí tưởng cao đẹp xây dựng một xã hội nhân ái, không có cảnh người bóc lột người, chế độ mới chỉ trân trọng sự lao động sáng tạo của từng người, không chấp nhận hiện tượng ông chủ và kẻ làm thuê, vì thế, sau hoà bình lập lại ở miền Bắc mới có chính sách cải tạo tư sản. Mặc dù có "bộ mặt rất tư sản, cách sống rất tư sản" nhưng cô Hiền không phải học tập, cải tạo vì cô "không bóc lột ai cả". Cô mở cửa hàng bán đồ lưu niệm và tự tay làm ra sản phẩm: "Hoa rất đẹp, bán rất đắt... chỉ có một mình cô làm, các em thì chạy mua vật liệu...". Cô không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê thợ làm chỉ vì cô muốn góp phần vào công việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ để nhanh chóng khôi phục đất nước sau chiến tranh. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cô vô cùng thương con, lo lắng cho con nhưng sẵn sàng cho con ra trận như những thanh niên khác và mình cũng được vui buồn lo âu như những bà mẹ Việt Nam khác. Trước việc đứa con đầu tình nguyện xin đi đánh Mĩ, cô nói: "Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự ưọng". Ba năm sau, đứa em theo bước anh, cũng đòi vào chiến trường, cô bày tỏ: "Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó [...] Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì". Những bộc bạch giản dị, chân thành nhưng ngời sáng một tư cách tự trọng, một tấm lòng yêu nước thiết tha.

Tác giả cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội, là một sự khẳng định những phẩm chất cao đẹp của con người cô, những tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Những người Hà Nội như cô bình thường và vô danh nhưng là "những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội", tất cả đang "bay" lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng. Ánh vàng đó chính là truyền thống đẹp đẽ, cốt cách trong sáng của con người nơi đây.

2. Dũng là đứa con trai đầu mà cô Hiền rất yêu quý. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Năm 1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, vừa tốt nghiệp trung học, Dũng "tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ". Tháng tư anh lên Thái Nguyên huấn luyện, tháng bảy vào Nam, anh đã chiến đấu suốt mười năm và đã trở về. Nhưng có biết bao đồng đội của anh không có mặt trong ngày toàn thắng. Nhớ về những đồng đội đã hi sinh, Dũng xót xa thương Tuất, người bạn cùng trung đoàn. Dũng nhớ ngày vào Nam, tàu qua ga Hà Nội, mẹ Tuất làm ở phòng phát thanh nhà ga, Tuất nghe rõ tiếng mẹ mình phát trên loa, nhưng anh không thể xuống ga để từ biệt mẹ. Đấy cũng là những lời cuối cùng của mẹ mà Tuất nghe thấy, anh đã "hi sinh ở trận đánh vào Xuân Lộc, trước ngày toàn thắng có mấy ngày". Có biết bao bà mẹ Hà Nội vô cùng thương con và tràn đầy nghị lực như người mẹ của Tuất, họ đã nén chịu nỗi đau mất con, tiếp tục sống, tiếp tục xây dựng cuộc sống. Gặp lại bạn chiến đấu của con, bà run rẩy: "Nín đi con, nín đi Dũng. Cô đã biết cả. Cô biết từ mấy tháng nay rồi". Chính những con người này đã khẳng định và gìn giữ cốt cách tinh thần của người Hà Nội nói riêng và những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam nói chung.

Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, Nguyễn Khải còn phản ánh sự thật về những người tạo nên "nhân xét không mấy vui vẻ" của nhân vật tôi về Hà Nội. Đó là "ông bạn trẻ đạp xe như gió" đã làm xe người ta suýt đổ, lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi: "Tiên sư cái anh già" - thật là tục tằn, thô bỉ. Đó là những người mà nhân vật tôi quên đường phải hỏi thăm, "có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ". Những con người này đã đánh mất đi sự tinh tế, thanh lịch, nhẹ nhàng của người Hà Nội. Đó chính là một góc khác, một phần khác của sự thật, của cuộc sống mà người nghệ sĩ đã thẳng thắn nhìn vào và phản ánh trong tác phẩm của mình.

3. Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi những suy nghĩ, chiêm nghiệm về quy luật bất diệt của sự sống. Cô Hiền đã khái quát: "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được". Cây si mọc ở đền Ngọc Sơn, biểu tượng cho nét cổ kính, linh thiêng của Hà Nội. Nhưng nó cũng có thể bị bão đánh đổ, "tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chổng ngược lên trời". Chi tiết này không chỉ thể hiện quy luật khắc nghiệt của tự nhiên mà còn thể hiện quy luật của sự vận động xã hội: Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, Hà Nội trải qua bao biến cố dữ dội. Cây si dù bị bật một phần bộ rễ vẫn hồi sinh, lại trổ cành, xanh lá nhờ ý thức bảo vê của con người, vẻ đẹp, sức sống, truyền thống văn hoá của Hà Nội cũng bền bỉ trường tồn cùng tạo vật, thiên nhiên. Ý nghĩa triết luận đậm nét, sâu sắc của chi tiết nghệ thuật cây si cổ thụ đã thể hiện sinh động phong each ngòi bút Nguyễn Khải.

4. Giọng điệu trần thuật của Nguyên Khải phản ánh rất sinh động lập trường xã hội, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, khẳng định phong cách nhà văn và tác động sâu sắc đến độc giả. Đó là một giọng điệu đầy chiêm nghiệm, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đâm tính đa thanh.

(Theo SGV Ngữ văn 12, tập hai, tr. 79 - 82)

Viết bình luận