Soạn bài: Từ láy

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Thế nào là từ láy?

Định nghĩa về từ láy, các em đã được học trong nội dung bài Từ và câu tạo của từ tiếng Việt, ở tuần 1 lớp 6. Từ láy - một loại thuộc từ phức - là những từ được tạo ra bằng cách láy âm giữa các tiếng. Ví dụ :

- đăm đăm, ngơi ngơi, ầm ầm, ùng ùng,...

- khúc khích, hí hửng, len lỏi, ngỡ ngàng, thì thào,...

- băn khoăn, lếch thếch, om sòm, tát bật, lúng búng,...

2. Phân loai từ láy

Dựa vào mối quan hệ láy âm giữa các tiếng tạo thành từ láy, ta có thể chia từ láy thành hai loại:

a) Từ lấy toàn bộ

Đó là những từ láy có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn. Ví dụ:

đăm đăm, ngơi ngơi, ầm ẩm, ùng ùng...

Nhưng tiếng Việt luôn chú trọng đến sự hài hoà về âm thanh, vì vậy trong một số trường hợp, các tiếng trong từ láy toàn bộ cũng có những sự biến đổi nhất định về thanh điệu, hoặc phụ âm cuối. Ví dụ:

- Biến đổi thanh điệu :

tím —> tím tím —> tim tím; đỏ —> đỏ đỏ —> đo đỏ

- Biên đổi thanh điệu và phụ âm cuối:

ngọt —> ngọt ngọt—> ngòn ngọt; ngát -> ngát ngát -> ngan ngát

b) Từ láy bộ phận

Đó là từ láy có các tiếng lặp lại ở một bộ phận nào đó.

- Lặp lại bộ phận phụ âm đầu. Ví dụ:

khúc khích, hí hửng, len lỏi, ngơ ngàng, thì thào,...

- Lặp lại bộ phận vần. Ví du:

băn khoăn, lếch thếch, om sòm, tất bật, lúng búng,...

3. Nghĩa của từ láy

Nghĩa của từ láy hết sức phong phú, tuỳ thuộc vào đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phôi âm thanh giữa các tiếng.

Khi láy lại tiếng có nghĩa, từ láy tạo ra được nghĩa mang những sắc thái riêng, có sự khác biệt nhất định so với nghĩa của tiếng gốc.

Nghĩa đó có thể:

- Giảm nhẹ so với tiếng gốc. Ví dụ:

đỏ -> đo đỏ; tím —> tim tím; ngọt —> ngòn ngọt

- Nhấn manh hơn so với tiếng gốc. Ví dụ:

run —> run rẩy; ẳng —> ăng ẳng; bật —> bần bật

- Mỏ rộng hơn hoặc trừu tượng hơn so với tiếng gốc. Ví dụ:

mặn —> mặn mả; ngọt —> ngọt ngào; ấm ->đầm ấm

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Để xác định được từ láy có trong phần văn bản trích từ Cuộc chia tay của những con búp bê, các em chú ý một số đặc điểm dưới đây của từ láy:

- Về mặt cấu tạo :

+ Từ láy phải là từ phức, nghĩa là phải gồm từ hai tiếng frở lên. Từ láy không thể là từ chỉ có một tiếng.

+ Hai tiếng trong từ láy phải có quan hệ láy âm với nhau.

Sẽ là từ láy toàn bộ nếu các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn (có thể có biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối).

Sẽ là từ láy bộ phận nếu giữa các tiếng có sự lặp lại phụ âm đầu hoặc phần vần.

- Về mặt nghĩa:

+ Trong từ láy chỉ có một tiếng có nghĩa, còn tiếng kia là sự láy lại.

+ Hoặc, cả hai tiếng đều không có nghĩa.

Dựa theo những đặc điểm này của từ láy, các em sẽ tìm được các từ láytrong đoạn văn như sau:

Từ láy toàn bộ bần bất, thăm thẳm, chiền chiên

Từ láy bô phân nức nở, tức tưởi, rón rén, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề, chiêm chiếp

Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc cho trước trong bài tập, có thể tạo ra các từ láy như sau: lâp ló; nho nhỏ; nhức nhối; khang khác; thâm thâp; chênh chếch; anh ách

3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống, các em được:

- nhẹ nhàng, nhẹ nhõm:

a) Bà mẹ nhe nhàng khuyên bảo con.

b) Lảm xong công việc, nó thở phào nhe nhõm như trút được gánh nặng.

- xâu xí, xâu xa:

a) Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội.

b) Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc, xấu xí.

- tan tành, tan tác:

a) Chiếc lọ rơi xuống đât, vỡ tan tành.

b) Giặc đến, dân lâng tan tác mỗi người một ngả.

4. Có thể đặt câu với các từ láy như dưới đây:

- nhỏ nhắn: nhỏ và trông cân đối, dễ thương.

Lan có dáng người nhỏ nhắn.

- nhỏ nhặt: nhỏ bé, vụn vặt, không đáng chú ý.

Đó là những chuyện nhỏ nhặt không đấng để ý.

- nhỏ nhẻ: nói năng, ăn uống thong thả, chậm rãi với vẻ giữ gìn, từ tốn.

Chị ấy lúc nào cũng nói năng nhỏ nhẻ.

- nhỏ nhen: tỏ ra hẹp hòi, hay chú ý đến những chuyện nhỏ nhặt về quyền lợi trong quan hệ đối xử.

Trong cuộc sống không nên có những tính toán nhỏ nhen, vụ lợi.

- nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng mỏng manh, yếu ớt.

Món tiền âỳ chỉ là một món tiền nhỏ nhoi.

5. Muôn xác định được từ láy hay từ ghép, cần nắm chắc những điểm khác nhau của hai loại từ này.

- Từ ghép: các tiếng trong từ ghép có nghĩa nhưng không có quan hệ láy âm với nhau.

- Từ láy: không phải tất cả các tiếng trong từ láy đều có nghĩa nhưng chúng lại có quan hệ láy âm với nhau.

Dựa vào sự khác biệt này, các em có thể xác định được các từ đưa ra trong bài tập đều là các từ ghép vì máu mủ, mặt mũi, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tôt, nấu nướng ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở đều do các tiếng có nghĩa kết hợp với nhau tạo thành.

6. Dựa vào bài tập 5, các em có thể xác định được đâu là từ ghép và từ láy trong số những từ đã đưa ra trong bài tập 6 này.

- rơi rớt: là từ ghép đẳng lập

rớt: có nghĩa là rơi xuống một vật gì đó.

- học hành: là từ ghép đẳng lập

hành: có nghĩa là làm.

Riêng đối với trường hợp chùa chiền và no nê, các em có thể giải quyết theo hai cách:

- Cách 1: coi chịền trong chùa chiềnnê trong no nê là những tiếng có nghĩa: chiền nghĩa như chùa, và nghĩa như no. Nếu xác định như vậy thì chùa chiềnno nê là hai từ ghép.

- Cách 2 : coi chiền trong chùa chiền trong no nê là những tiếng đã mất hoặc mờ nghĩa. Nếu xác định như vậy thì chùa chiềnno nê là hai từ láy bộ phận.

Viết bình luận