Soạn bài: Từ đồng nghĩa

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Các từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giông nhau. Ví dụ:

- Nghĩa giống nhau: xe lửa, xe hoa, tàu hoả,...

- Nghĩa gần giống nhau: chắp, nối, vả, can, hàn,...

2. Đốỉ với từ có nhiều nghĩa (từ đa nghĩa) thì mỗi nghĩa của nó có thể có một hoặc một số từ đồng nghĩa. Ví dụ:

Từ chạy (động từ) có các nghĩa sau và các từ đồng nghĩa tương ứng với từng nghĩa:

STT

Các nghĩa của từ chạy

Từ đồng nghĩa tương ứng

1

Hoạt động dời chỗ, bằng chân, tốc độ cao (chạy l00m)

phi, lồng, lao,...

2

Tìm kiếm (chạy thầy, chạy tiền,...)

tìm, tìm kiếm,...

3

Trốn tránh (chạy giặc, chạy loạn,...)

trốn, trốn tránh,...

4

Vận hành (máy chạy, đồng hồ chạy,..)

vận hành, hoạt động,...

5

Điều khiển (chạy máy,...)

điều khiển, sử dụng,...

6

Vận chuyển (chạy thóc vào kho,...)

chuyển, vận chuyển,...

3. Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa, có thể chia từ đồng nghĩa thành hai loại:

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (còn gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối, từ cùng nghĩa). Ví dụ: xe lửa, xe hoả, tàu hoả (đã nói ở trên)

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (còn gọi là từ đồng nghĩa tương đối, từ gần nghĩa). Ví dụ: chắp, nối, vá, can, hàn,... (đã nói ở hên)

4. Khi dùng trong câu, các từ như: xe lửa, xe hỏa tàu hoả có thể thay thế cho nhau. (Ví dụ: Trong cụm từ ga xe lửa, từ xe lửa có thể thay bằng tàu hỏa, xe hỏa). Nhưng các từ: chắp, nối, vả, can, hàn không thể thay thế cho nhau được (Ví dụ: Trong cụm từ vá áo, không thể thay từ bằng một trong các từ: nốì, chắp, can, hàn). Vì vậy, khi sử dụng từ đồng nghĩa (nhất là các từ đồng nghĩa không hoàn toàn), cần cân nhắc để chọn từ thích hợp nhất với từng hoàn cảnh sử dụng.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Các từ cho sẵn là từ thuần Việt. Muốn tìm được từ Hán Việt đồng nghĩa tương ứng với từ thuần Việt này, em nhớ lại các từ Hán Việt đã được học ở Bài 5, Bài 6. Ngoài ra, em có thể tra các từ điển từ đồng nghĩa. Dưới đây là lời giải dành cho một số trường hợp khó. Các trường hợp còn lại, em tự làm.

mổ xẻ—phẫu thuật; năm học — niên khóa

của cải — tài sản; thay mặt - đại diện

đòi hỏi - yêu cầu; gan dạ - dũng cảm

2. Từ có gốc Ấn - Âu là những từ vốn của các ngôn ngữ Ấn - Âu mà tiếng Việt đã vay mượn (cho nên còn được gọi là một loại từ mượn hoặc từ ngoại lai). Muốn tìm các từ này, em có thể đặt câu hỏi: máy thu thanh còn được gọi là gì? Theo cách đó, em sẽ tìm được các từ có gốc Ấn - Âu đồng nghĩa tương ứng sau đây: ra-đi-ô, vi-ta-min, ô tô, pỉ-a-nô.

3. Heo là từ địa phương trong phương ngữ Nam Bộ; lợn là từ phổ thông. Theo mẫu cho sẵn này, em tự tìm một số cặp từ đồng nghĩa tương tự (trong phương ngữ ở nơi mình đang sinh sống, như phương ngữ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ; thậm chí trong các thổ ngữ ở xã, huyện... cũng được). Một số ví dụ gợi ý:

tô - bát; rứa - thế

cây viết - cây bút; khau - gầu

ghe - thuyền; nác - nước

ngái - xa; tru - trâu

mô - đâu; nỏ, hổng - không

4. Muốn tìm từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm trong từng câu, em đọc kĩ từng câu, chú ỷ từ được in đậm trong câu. ở vị trí của từ in đậm, tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa với từ in đậm. Từ đồng nghĩa thay thế phải phù hợp về ý nghĩa, về sắc thái biểu cảm với các từ ngữ trong câu. Cụ thể, có thể chọn một trong số từ đồng nghĩa sau đây để thay thế từ in đậm trong từng câu:

- đưa —> trao, chuyển (đến),...

- đưa —> tiễn,...

- kêu —> kêu ca, phàn nàn,...

- nói —> cười, dị nghị,...

- đi —> mất, qua đời,...

5. Các từ trong mỗi nhóm đồng nghĩa này có thể khác nhau về sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng,... Trên cơ sổ đó, em tìm sự khác biệt của các từ đồng nghĩa trong từng nhóm (có thể tra từ điển để nắm nghĩa từng từ). Sau đó, em tiến hành miêu tả sự khác biệt ấy. Ví dụ:

- ăn, xơi, chén

+ ăn: sắc thái bình thường, thung tính.

+ xơi: sắc thái lịch sự, xã giao.

+ chén: sắc thái thân mật, bỗ bã.

- cho, tăng, biếu

+ cho: người "cho" có vai cao hơn hoặc ngang hàng.

+ tặng: "người tặng" không phân biệt ngôi thứ với người nhận; vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần.

+ biếu: người "biếu" thường có vai thấp hơn người nhận và có thái độ kính trọng người nhận.

(Các nhóm từ còn lại, HS tự làm.)

6. Ở từng chỗ trống, em lần lượt thử điền từng từ cho sẵn. Nếu từ nào có sự thích hợp, tương hợp về nghĩa với các từ ngữ trong câu thì điền được. Cụ thê:

a) Điền từ thành quả vào câu trên, từ thành tích vào câu dưới.

b) Điền từ ngoan cố vào câu trên, từ ngoan cường vào câu dưới.

(Ở c và d, em tự làm.)

7. Ở từng chỗ trống, em cũng lần lượt thử điền từng từ cho sẵn. Nếu cả hai từ cho sẵn đều có thể xuất hiện ở vị trí trống đó (có sự tương hợp về nghĩa với các từ ngừ trong câu) thì em điền cả hai từ (dùng dâu gạch chéo để phân cách). Nếu chỉ có một trong hai từ thích hợp thì em điền từ đó vào chỗ trống. Cụ thể:

a) Điền đối xử/ đối đãi vào câu trên; điền đối xử vào câu dưới.

b) Điền trọng đại/ to lớn vào câu trên; điền to lớn vào câu dưới.

8. Mục đích của bài tập này là thông qua việc đặt câu, giúp HS có ý thức phân biệt nghĩa của các từ gần nghĩa, có ý thức lựa chọn và sử dụng hợp lí các từ gần nghĩa. HS đặt câu đúng/ hợp lí tức là đã nắm được nghĩa của từng từ trong nhóm từ gần nghĩa.

Em tham khảo mấy ví dụ sau để đặt câu:

- bình thường/ tầm thường

+ Sức học của cậu Cường thuộc loại bình thường.

+ Tôi không đến mức tẩm thường như anh nghĩ đâu.

- kết quả/ hậu quả

+ Kết quả học tập của Bích Vân rất tốt.

+ Sau năm 1975, nhân dân ta ra sức khắc phục hâu quả chiến tranh.

9. Nguyên nhân của việc dùng từ sai trong các câu này là do người viết không nắm chắc sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng,... của các từ gần nghĩa; cũng có thể do người viết không hiểu được nghĩa của từ mình đã dùng trong câu.

Cách chữa từ dùng sai: ở vị trí của từ dùng sai, em liên tưởng tìm những từ đồng nghĩa, gần nghĩa khác thích hợp hơn, có thể thay thế từ dùng sai. Cụ thể:

- Từ hưởng lạc có thể thay bằng một trong các từ: hưởng thụ, (được) hưởng.

- Từ bao che có thể thay bằng: che chở, cưu mang (người khác),...

- Từ giảng dạy có thể thay bằng: dạy, dạy bảo,...

- Từ trình bày có thể thay bằng: trưng bày,, bày,...

Viết bình luận