Soạn bài: Trau dồi vốn từ

I - NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Từ là chất liệu tạo nên câu. Muốn miêu tả chính xác sự vật hiện tượng và cảm nghĩ của mình thì phải có vốn từ phong phú và phải hiểu chính xác nghĩa của từ. Trau dồi vốn từ do đó là việc rất quan trọng.

2. Có hai cách trau dồi vốn từ:

- Biết đầy đủ, chính xác nghĩa và cách dùng của từ.

- Biết thêm những từ mới để vốn từ của cá nhân ngày càng giàu có.

II - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ

Câu hỏi 1

- Đọc kĩ ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thấy được :

+ Tiếng Việt vô cùng giàu đẹp, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp của người Việt.

+ Muốn khai thác khả năng ấy, phải không ngừng trau dồi và luyện tập sử dụng nó một cách nhuần nhuyễn.

Liên hệ một số lỗi dùng từ thường gặp trên sách báo hoặc trong bài làm của các bạn. Ví dụ : Đoàn khách đi thăm quan vịnh Hạ Long ; Bạn Lan có yếu điểm là nói ngọng.

Câu hỏi 2

a) Lỗi “lặp từ ngữ” : thắng cảnh là “cảnh đẹp” rồi, không kết hợp với từ đẹp nữa.

b) Dùng sai từ dự đoán. Dự đoán là đoán tình hình, sự kiện ở tương lai. Trong trường hợp này nên dùng đoán, phỏng đoán.

c) Dùng kết hợp từ sai : đẩy mạnh (thúc đẩy cho phát triển nhanh) không thể đi với quy mô (chỉ mức độ to nhỏ). Nên dùng từ mở rộng - thay cho đẩy mạnh.

Nguyên nhân sai không phải “tiếng ta nghèo” mà là “không biết dùng tiếng ta”. Để biết dùng tiếng ta cần phải hiểu chính xác nghĩa của từ để dùng đúng chỗ.

2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ

Đọc kĩ đoạn văn của Tô Hoài. Thấy được :

+ Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng.

+ Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng đúng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách biết thêm những từ mới.

Bài tập 1

Những cách giải thích đúng :

- Hậu quả: kết quả xấu. Chú ý : hậu là “sau” nhưng hậu quả không phải là “kết quả sau cùng” vì tiếng Việt đã có từ kết quả - mang sắc thái tích cực, còn hậu quả mang sắc thái tiêu cực.

- Tinh tú : sao trên trời (nói khái quát). Chú ý : tinh là “sao”, là “đẹp” nhưng tỉnh tú không có nghĩa là “sao đẹp". Còn nghĩa "phần thuần khiết và quý báu nhất" thì đã có từ tinh tuý.

Bài tập 2

a) Tuyệt (yếu tố Hán Việt):

- Với nghĩa là “dứt, không còn gì” trong các từ : tuyệt chủng (bị mất hẳn nòi giống), tuyệt giao (cắt đứt mọi quan hệ, không còn đi lại, giao thiệp với nhau nữa), tuyệt tự (không có người con trai nối dõi theo quan niệm phong kiến), tuyệt thực (nhịn đói, không chịu ăn gì để phản đốì - một hình thức đấu tranh chính trị).

- Với nghĩa là “cực kì, nhất” trong các từ : tuyệt mật (giữ bí mật tuyệt đốì), tuyệt tác (tác phẩm văn học nghệ thuật đạt đỉnh cao, đến mức không thể có cái hay hơn), tuyệt trần (nhất trên đời, không gì sánh nổi).

b) Đồng (yếu tố Hán Việt):

- Với nghĩa là “cùng nhau, giống nhau" trong các từ: đồng âm (có âm thanh giống nhau), đồng bào (cùng một bọc, chỉ những người cùng một nòi giống, dân tộc, tổ quốc, coi nhau như ruột thịt), đồng bộ (phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng), đồng chí (những người cùng chí hướng chính trị), đồng dạng (có cùng một dạng như nhau), đồng khởi (cùng vùng dậy khởi nghĩa, dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp, giành chính quyền), đồng môn (cùng học một thầy hoặc cùng môn phái), đồng niên (cùng tuổi), đồng sự (cùng làm việc ở một cơ quan, có quan hệ ngang hàng với nhau).

- Với nghĩa là “trẻ em" : đồng ấu (trẻ em nhỏ, khoảng 6 -7 tuổi, đồng dao (bài hát dân gian của trẻ em), đồng thoại (truyện viết cho trẻ em trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hoá để tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của các em).

- Với nghĩa là (chất) “đồng” : trống đồng (nhạc khí gõ, đúc bằng đồng, trên mặt có hoa văn trang trí).

Bài tập 3

a) Vào đêm khuya, đường phố rất im lặng. Dùng chưa chính xác từ im lặng. Từ này thường để chỉ người. Nên thay bằng từ vắng lặng yên tĩnh. Chú ý : Có câu hát “Đường phố ơi, hãy im lặng!”, thì đường phố đã được nhân hoá.

b) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. Dùng sai từ thành lập. Từ này chỉ dùng cho việc xây dựng một tổ chức, một nhà nước. Nên thay bằng từ thiết lập.

c) Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc. Dùng sai từ cảm xúc. Từ này thường dùng như một danh từ hoặc động từ, không dùng như một tính từ. Nên thay bằng cảm động, cảm phục.

Bài tập 4

Muốn bình luận được ý kiến này cần hiểu tinh thần cơ bản của nó là : vẻ đẹp của tiếng Việt có thể tìm thấy ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân. Thời đại mới, khoa học kĩ thuật có thể thay cho kinh nghiệm cổ truyền nhưng vẻ đẹp của tục ngữ, ca dao thì vẫn còn mãi, vì nó là vẻ đẹp của trí tuệ, tâm hồn, của ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu,...

Bài tập 5

Cách làm tăng vốn từ ở mỗi người có thể khác nhau, tuỳ điều kiện sống và làm việc, nhưng nhìn chung có các biện pháp :

- Lắng nghe cách nói của những người xung quanh đê’ học tập những cách nói hay.

- Đọc sách báo (thời sự, khoa học, văn học,...), đặc biệt tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng.

- Ghi chép các từ ngữ mới, tìm hiểu nghĩa của nó qua từ điển hoặc hỏi thầy cô giáo.

- Tập sử dụng các từ ngữ mới đó trong hoàn cảnh thích hợp.

Bài tập 6

Gợi ý : Muuốn điền đúng cần hiểu chính xác nghĩa các từ này (sử dụng từ điển nếu cần).

a) Đồng nghĩa với nhược điểmđiểm yếu.

b) Cứu cánh nghĩa là mục đích cuối cùng.

c) Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề xuất.

d) Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.

e) Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.

Bài tập 7. Phân biệt nghĩa :

a) Nhuận bút : tiền trả cho tác giả các công trình văn hoá, nghệ thuật, khoa học được xuất bản hoặc được sử dụng ; thù lao : tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra. Thù lao có nghĩa rộng hơn nhuận bút.

b) Tay trắng : không có chút vốn liếng, của cải gì; trắng tay : bị mất hết của cải, tiền bạc, hoàn toàn không còn gì (Một đằng vốn không có gì, một đằng có mà bị mất hết).

c) Kiểm điểm : xem xét, đánh giá lại (công việc, vấn đề); kiểm kê : kiểm lại (số lượng, chất lượng) tài sản.

d) Lược khảo : nghiên cứu khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết; lược thuật, trình bày tóm tắt (thường bằng văn viết).

Bài tập 8. Các từ phức có yếu tố câu thành giống nhau và nghĩa tương tự nhau nhưng trật tự khác nhau : bàn luận - luận bàn, ca ngợi - ngợi ca, đấu tranh - tranh đấu, cầu khẩn - khẩn cầu, đơn giản - giản đơn, thương yêu - yêu thương, đau đớn - đớn đau, hững hờ - hờ hững, khát khao - khao khát, tối tăm - tăm tối,...

Chú ý : Có một số trường hợp không phải là đảo trật tự các yếu tố. Sự giống nhau về từ tố chỉ là ngẫu nhiên, cho nên nghĩa khác hẳn nhau : yếu điểm - điểm yếu, sĩ tử - tử sĩ,..

Bài tập 9

- Bất (không, chăng) : bất biến, bất bình đẳng, bất diệt, bất nghĩa,...

- Bí (kín): bí mật, bí truyền, bí quyết, bí hiểm, bí sử,...

- Đa (nhiều): đa cảm, đa nghĩa, đa mưu, đa sự, đa ngôn, đa tình,...

- Đề (nâng, nêu ra): đề cao, đề nghị, đề xuất,...

- Gia (thêm vào): gia vị, gia cố, gia hạn, gia tốc, tăng gia,...

- Giáo (dạy bảo): giáo dục, giáo lí, giáo sư, giáo cụ, thầy giáo,...

- Hồi (về, trở lại) : hồi hương, hồi xuân, hồi cố,...

- Khai (mở, khơi): khai chiến, khai giảng, khai mạc,...

- Quảng (rộng, rộng rãi): quảng cáo, quảng canh, quảng giao, quảng đại,...

- Suy (sút kém): suynhược, suy thoái, suy vi, suy yếu,...

- Thủ (đầu, đầu tiên, đứng đầu): thủ đô, thủ khoa, thủ lĩnh,...

- Thuần (ròng, không pha tạp): thuần khiết, thuần tuý, thuần chủng,...

- Thuần (thật, chân thật, chân chất): thuần hậu, thuần phác,...

- Thuần (dễ bảo, chịu khiến): thuần hoá, thuần dưỡng, thuần phục,...

- Thủy (nước): thủy chiến, thủy thủ, thủy lợỉ, thủy lực, thủy văn,...

- Tư (riêng): tư hữu, tư nhân, tư thục, tư thù,...

- Trữ (chứa, cât) : tích trữ, tàng trữ, lưu trữ,...

- Trường (dài): trường ca, trường tồn, trường kì,...

- Trọng (nặng, coi nặng, coi là quý): trọng lượng, đối trọng, quan trọng,...

- Vô (không, không có): vô bổ, vô biên, vô cớ, vô thường, vô học,...

- Xuất (đưa ra, cho ra) : xuất bản, xuất chinh, xuất gia, trục xuất,...

- Yếu (quan trọng) : yếu điểm, yếu nhân, yếu lược, chính yếu, trọng yếu, xung yếu,...

Viết bình luận