Soạn bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

I. DÙNG KIỂU CÂU BỊ ĐỘNG

Gợi ý làm bài

1. Câu bị động: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

Mô hình chung của kiểu câu bị động là:

Đối tượng hành động - động từ bị động (bị, được, phải) - chủ thể hành động - hành động.

- Chuyển sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

Mô hình chung của câu chủ động là:

Chủ thể hành động - hành động - đối tượng

- Thay vào và nhận xét: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý cùa câu đi trước. Câu đi trước trong đoạn đang nói về “hắn”, chọn “hắn” làm đề tài. Vì thế, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề. Muôn thế cần viết câu theo kiểu câu bị động. Còn ở vị trí đó, nếu viết câu theo kiểu chủ động thì không tiếp tục đề tài về “hắn” được mà đột ngột chuyển sang nói về “một người đàn bà nào”.

2. a. Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.

Tác dụng: tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “hắn”.

b. Câu bị động: Một đường mạch văn nghệ mới được khơi ngay trong các hàng vệ quốc quân, trên các cánh đồng, trong các xưởng lựu đạn thô sơ, giữa lòng nhân dân.

Đây là dạng câu bị động tỉnh lược thành phần chủ thể hành động (các văn nghệ sĩ, hoặc ưhững người sáng tác, hoặc chúng ta...).

3. Học sinh tự viết đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng kiểu câu bị động.

II. DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

Bài tập 1

Gợi ỷ làm bài

a) Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

b) Các khởi ngữ trên đều có tác dụng thể hiện đề tài của câu, và đối lập đề tài đó với đề tài của những câu đi trước (tuy các đề tài đó vẫn nằm trong một đề tài lớn hơn). Nhờ đó, chúng cũng có tác dụng nhấn mạnh và liên kết về ý giữa các câu trong đoạn.

Bài tập 2

Chọn câu C

Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.

Bài tập 3

Có hai đoạn trích

Ở đoạn a:

- Câu 2 có khởi ngữ “Tự tôi”.

- Khởi ngữ ở đầu câu.

- Có quãng ngắt phân cách khởi ngữ với phần còn lại của câu.

- Khởi ngữ có tác dụng đối lập ý với câu trước (dồng bào/tôi) do đó cũng có tác dụng nhấn mạnh ý và liên kết ý.

Ở đoạn b:

- Câu 2 có khởi ngữ: “Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc”.

- Khởi ngữ ở đầu câu.

- Có quãng ngắt sau khởi ngữ.

- Khởi ngữ có tác dụng liên kết ý với câu đi trước (quan hệ liên tưởng: câu trước đã nói đến “tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xâu”, do đó câu đi sau dễ thay bằng “Cảm giác, tình tự, đời sông cảm xúc”).

III. DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

Bài tập 1

Gợi ý làm bài

1. Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu.

- Phần in đậm có cấu tạo là cụm động từ, ở vị trí đầu câu.

- Chuyển —> Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.

Nhận xét: Sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ đó cùng có cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là “Bà già kia”. Nhưng viết theo kiểu cầu có một cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu nối tiếp rõ ràng hơn về ý với câu trước đó.

2. Tác giả đã lựa chọn câu C

Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời.

3. a. Trạng ngữ chỉ tình huống là: Nhận dược phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.

b. Trạng ngữ chỉ tình huống là: Thoáng nhìn qua.

c. Trạng ngữ chỉ tình huống ở câu 1: Không còn lầm lẫn, không còn nghi ngờ.

- Trạng ngữ chỉ tình huống ở câu 3: Đặt bút nhìn lại những sáng tác đã xong.

Học sinh tự phân tích.

IV. TỔNG KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

Gợi ý làm bài

1. Các thành phần đó thường chiếm vị trí đầu trong câu.

2. Các thành phần trên thường thể hiện một thông tin đã biết từ câu (hoặc những câu) đi trước, hay một thông tin dễ dàng liên tưởng từ những câu đi trước. Chứng minh bằng cách phân tích một ví dụ cụ thể từ những bài tập đã làm. Ví dụ: ở đoạn trích (b), bài tập 1, phần II, khởi ngữ “Còn đôi mắt” là thành phần thể hiện thông tin có quan hệ liên tưởng với hai bím tóc, cái cổ đã nói ở câu đi trước.

3. Nhờ tác dụng thể hiện thông tin đã biết (lặp lại ý, hoặc ý liên tưởng, đối lập ý) mà cả ba thành phần kể trên đều có tác dụng liên kết câu chứa chúng với những câu đi trước trong đoạn vãn.

Viết bình luận