Soạn bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

I. TẠO NHỊP ĐIỆU VÀ ÂM HƯỞNG CHO CÂU

Bài tập 1

Đoạn văn có dùng phép điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được... và điệp cú pháp: hai vế đầu dài, có kết cấu cú pháp giống nhau, hai vế sau ngắn, có kết cấu cú pháp giống nhau.

- Hai vế đầu dài: Một dân tộc dã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay / một dân tộc đã gan góc dứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay. Hai vế này nhịp điệu dàn trải, biểu hiện rất phù hợp cuộc đấu tranh trường kì của dân tộc.

Hai vế sau ngắn: dân tộc đó phải được tự do / dân tộc dó phải được độc lập. Hai vế này nhịp điệu dồn dập, mãnh liệt, biểu hiện rất phù hợp với sự khẳng định mạnh mẽ, hùng hồn về quyền độc lập, tự do của dân tộc ta. Có thể xem hai vế đầu như luận cứ, còn hai vế sau là kết luận.

- Hai vế đầu, vế thứ ba đều kết thúc bằng thanh bằng (may, nay, do), vế cuối kết thúc bằng thanh trắc (lập). Cầu văn kết thúc bằng thanh trắc và âm tiết đóng có âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát,.phù hợp với lời khẳng định chủ quyền của dân tộc.

Bài tập 2

Đoạn văn trích từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh này mang đậm sắc thái hùng hồn, thiêng liêng, sắc thái ấy có được là do sự phối hợp của nhiều yếu tố sau đây:

- Phối hợp phép điệp và phép đối. Điệp từ ngữ, điệp kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu. Chẳng hạn, ở câu đầu, nhịp được lặp lại là 4 - 2 - 4 - 2. Đối, đối xứng về từ ngữ, đối xứng về nhịp điệu và kết cấu ngữ pháp. Chẳng hạn, Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm (nhịp 3 - 2; 3 - 2 với kết cấu ngữ pháp đều là C - V - P (phụ ngữ).

- Câu văn xuôi nhưng có vần ở nhiều chỗ. Câu 3 điệp vần ung.

- Phối hợp giữa các câu nhịp ngắn, nhịp dài (câu 1, câu 3, câu 4 và câu 2, câu 5). Vì thế, âm hưởng cầu văn khi khoan thai, khi dồn dập, mạnh mẽ.

Bài tập 3

Đoạn văn sử dụng phép nhân hoá và nhiều động từ. Cùng với sự ngắt nhịp khi liệt kê (dấu phẩy ba câu đầu). Câu 3 ngắt nhịp liên tiếp kể từng chiến công của tre. Nhịp ngắn trứớc, nhịp sau dài tạo âm hưởng, du dương. Hai câu cuổì ngắt nhịp giữa c/v (chủ/vị) tạo âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát của một lời tuyên dương công trạng, khẳnề định ý chí kiên cường và chiến công vẻ vang của tre.

II. ĐIỆP ÂM, ĐIỆP VẦN, ĐIỆP THANH

Bài tập 1

a) Lửa lựu lập loe là sự điệp phụ âm đầu đã thể hiện được trạng thái ẩn hiện trên một diện rộng của hoa lựu. Người đọc hình dung được hoa lựu đỏ như lửa và lấp ló trên cành như những đốm lửa lúc ẩn lúc hiện, lúc lóe lên lúc lại ẩn trong tán lá.

b) Làn, lóng lánh, loe cũng là sự điệp phụ âm đầu. Sự lặp lại và phối hợp bốn phụ âm đầu l trong câu thơ đã diễn tả được trạng thái của ánh trăng phản chiếu mặt nước ao. Người đọc hình dung được ánh trăng như phát tán rộng hơn, như loang ra và choán lây khắp bề mặt không gian trên mặt ao.

Bài tập 2

Ở đoạn thơ này, vần ang được điệp lại nhiều nhất, vần ang có nguyên âm rộng và âm cuối là âm mũi, tất cả có 7 tiếng có vần ang. Chính vần này đã tạo nên âm lượng rộng mở tiếp diễn kéo dài. Điều này rât phù hợp với cảm xúc mùa đông còn đang tiếp diễn với lá bàng đỏ, sếu giang đang bay về nam tránh rét, mà đã có những lời mời gọi của mùa xuân.

Bài tập 3

Bốn câu thơ đủ khiến người đọc hình dung được khung cảnh hiểm trở, khóc liệt của cuộc hành quân Tây Tiến. Có được điều này là nhờ:

- Các từ: khúc kliuỷa, thăm thẳm, heo hút (gợi hình).

- Đôi từ ngữ: Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm; Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống.

- Điệp từ ngữ: dốc, ngàn thước. Nhân hoá: súng ngửi trời.

- Ba câu đầu: câu 1 thiên về trắc, câu 4 toàn vần bằng. Tất cả gợi tả sự hiểm trở, hùng tráng, mạnh mẽ và câu toàn vần bằng gợi tả một không khí thoáng đặng, rộng lớn, trải rộng trước mắt sau khi đã vượt qua con đường gian lao, vất vả.

Viết bình luận