Soạn bài: Thành ngữ

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nhũng đặc điểm riêng về mặt cấu tạo và ý nghĩa. Cụ thể, về cấu tạo, các yếu tố trong thành ngữ có quan hệ chặt chẽ, cố định, tạo thành một khối vững chắc, khó có thể chêm xen một yếu tố khác từ ngoài vào (ví dụ: không thể nói: lên trên thác xuống dưới ghềnh mà chỉ nói: lên thác xuốngghềnh), về mặt nghĩa, cả thành ngữ tập trung biểu thị một sự vật, hiện tượng, một khái niệm. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa chung, nghĩa toàn khối, đồng thời mang tính biểu trưng, tính hình tượng. Nghĩa của thành ngữ được hình thành từ nghĩa đen của các từ ngữ tạo thành, nhưng đã chuyển nghĩa (theo cách ẩn dụ hoặc so sánh...) và có tính chấtt mới (so với nghĩa của các từ ngữ tạo thành, các yêu tố cấu thành).

2. Thành ngữ nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sát hợp với người, với cảnh,... thì hiệu quả diễn đạt, hiệu quả tác động sẽ rất cao. Lời nói sẽ trau chuốt, sinh động, truyền cảm,...

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Trước hết, em đọc kĩ từng câu để tìm thành ngữ (gạch dưới các thành ngữ tìm được). Sau đó, giải thích nghĩa từng thành ngữ (bằng cách suy nghĩ để tự giải nghĩa, kết hợp với tra từ điển thành ngữ). Đối với các thành ngữ Hán Việt, hước khi tìm hiểu nghĩa toàn khối, nghĩa chung của thành ngữ, cần tìm hiểu nghĩa của từng yếu tố Hán Việt cấu thành.

- Sơn hào hải vị (sơn: núi; hào: món ăn ngon từ động vật; hải: biên; vị: đặc tính của thức ăn, thức uống mà ta cảm thây khi nếm): những món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển, quý và sang trọng.

- Nem công chả phượng (nem bằng thịt chim công, chả bằng thịt chim phượng): những món ăn đặc biệt sang trọng, quý hiếm.

- Tứ cố vô thân (nhìn bốn phía không có ai là người thân): chỉ sự đơn độc, không có họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.

(Các thành ngữ còn lại (khỏe như voi da mồi tóc sương) HS tự làm.)

2. Em đọc lại các câu chuyện: Con Rồng cháu Tiên; Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi trong SGK Ngữ văn 6. Từ đó, giải thích lai lịch, xuất xứ của từng thành ngữ.

3. Em nhớ lại hình thức đầy đủ, hoàn chỉnh của từng thành ngữ nêu trong bài tập. Bên cạnh đó, em cần biết: yếu tố cần tìm để điền vào chỗ trống thường có quan hệ gần nghĩa với yếu tố cho trước (trong cấu trúc cân xứng của thành ngữ). Trên cơ sở đó, em điền thêm yếu tố để thành ngữ được hoàn chỉnh.

Các yếu tố đó là: ăn; sương; tốt; áo; chiến; cơ.

4. Cách sưu tầm tốt nhất là em tìm trong từ điên thành ngữ (nhớ không nhắc lại, không nêu ra các thành ngữ đã được giới thiệu trong SGK Ngữ văn 7).

Viết bình luận