Soạn bài: Thánh Gióng

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Tóm tắt truyện

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đổng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh được cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười.

Khi giặc sắp đến, Gióng bỗng cất tiếng nói yêu cầu nhà vua sắm roị sắt, áo giáp sắt và ngựa sất để đánh giặc.

Sau đó Gióng ăn khoẻ, lớn nhanh như thổi. Bà con xóm giềng gom góp gạo thóc nuôi chú.

Sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu tới. Gióng vươn vai thành một tráng sĩ cưỡi ngựa sắt phun lửa xông vào diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre tiếp tục đánh giặc.

Giặc tan, Gióng lên núi Sóc Sơn rồi bay lên trời.

Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ.

Bây giờ vẫn có hội làng và các dấu tích ao hồ, tre đằng ngà, làng Cháy,...

2. Thánh Gióng là truyền thuyết ca ngợi người anh hùng làng Gióng, thể hiện sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong việc chống giặc ngoại xâm.Truyện cũng phản ánh mơ ước, nguyện vọng của nhân dân : có sức mạnh vô địch để bảo vệ vững chắc cuộc sống thanh bình cúa đất nước.

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN

1. a) Trong truyện Thánh Gióng có các nhân vật : bố, mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả, Thánh Gióng.

b) Thánh Gióng là nhân vật chính.

c) Những chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa nói về nhân vật chính :

- Sự sinh thành của Thánh Gióng :

+ Bà mẹ chỉ ướm vết chân mà thụ thai.\

+ Bình thường sau chín tháng mười ngày người mẹ sinh con. Mẹ Thánh Gióng mang thai 12 tháng.

- Lên ba tuổi mà Gióng không biết đi, không biết nói cười.

- Khi nghe tiếng sứ giả, bỗng nhiên Gióng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên là đòi có vũ khí, áo giáp để đánh giặc.

Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi.

- Khi có ngựa và vũ khí, chú bé vươn vai bỗng thành tráng sĩ.

- Ngựa sắt phun lửa, xông vào giết giặc.

- Đánh tan giặc, Thánh Gióng bay lên trời.

2. Ý nghĩa của các chi tiết trong truyện :

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.

- Chi tiết này ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng. Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước.

- Chi tiết này thể hiện ý thức chống giặc của dân tộc ta : Khi có ngoại xâm từ trẻ con đến người.già đều có ý thức đánh giặc.

- Chi tiết cũng thể hiện sự thần kì : Chưa hề biết nói cười, chú bé bỗng nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt để đánh giặc : Chi tiết này thể hiện sự kì lạ (chú bé không đòi đồ chơi) và ý thức đánh giặc của người anh hùng.

c) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé : Điều này'thể hiện người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh của toàn dân.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ : Lớn nhanh là để kịp đánh giặc. Chi tiết cho thấy trong tình hình cấp bách, người anh hùng mang sức mạnh của dân tộc phải vươn lên một tầm vóc phi thường. Phải có tầm vóc khổng lồ như các vị thần mới áp đảo được quân giặc.

đ) Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này có ý nghĩa về sự khắc phục khó khăn để chống giặc. Cây cỏ khi cần thiết cũng có thể biến thành vũ khí, nhất là cây tre - loại cây tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay lên trời. Chi tiết này đề cao người anh hùng, thay trời trị tội bọn xâm lược. Đồng thời nói lên Gióng không đòi hỏi đền ơn, hay ban cho danh lợi.

3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng :

- Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.

- Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của nhân dân, được sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng và Thánh Gióng đã ra trận với sức mạnh phi thường, dùng vũ khí hiện đại và thô sơ tiêu diệt giặc.

- Từ truyền thống chống giặc và thắng giặc, nhân dân đã thần thánh hoá những người anh hùng thành Thánh Giống, tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc.

4*. Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử :

- Thời đại Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ độc lập.

- Vũ khí của quân ta càng ngày càng tốt hơn, hiện đại hơn.

- Trong việc chống ngoại xâm, chúng ta huy động sức mạnh của cả cộng đồng, tất cả già trẻ gái trai, dùng tất cả các phương tiện để chống giặc.

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Có thể chọn một (hoặc một số) trong các hình ảnh sau đây :

- Hình ảnh Gióng khi nghe sứ giả rao, bỗng dưng cất tiếng nói : “Mẹ ra mời sứ giả vào đây” ;

- Hình ảnh Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành một tráng sĩ ;

- Hình ảnh Gióng mặc áo giáp sắt, nhảy lên mình ngựa ;

- Hình ảnh Gióng nhổ tre đánh giặc, ...

2. Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông mang tên Hội khỏe Phù Đổng bởi vì : Đó là hội thi biểu dương sức khoẻ, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đẹp đẽ về chàng trai làng Phù Đổng (Thánh Gióng) làm biểu tượng cho ý chí và tinh thần yêu nước.

IV - THAM KHẢO

Tiếng rao của sứ giả, đó là lời hiệu triệu của vua Hùng, là tiếng gọi của non sông khi quân thù tràn đến,.Tổ quốc lâm nguy. Lực lượng chống ngoại xâm, bảo vệ

Tổ quốc của dân tộc bình thường tiềm ẩn trong nhân dân (tương tự như chú bé làng Gióng nằm im, không nói không cười), nhưng khi có giặc thì tiếng gọi của non sông đã tập hợp, thức tỉnh tất cả các lực lượng tiềm ẩn ấy của dân tộc và làm nên Thánh Gióng. Đó là một chân lí, một quy luật quan trọng về xây dựng, tổ chức, phát triển lực lượng chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc'mà cha ông ta đã sớm nhận thức, tổng kết và truyền lại cho đời sau bằng truyền thuyết xuất sắc này.

HOÀNG TIẾN TỤÚ

(Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, 2001)

Viết bình luận