Soạn bài: Tập làm văn: Thế nào là kể chuyện

I. NHẬN XÉT

1. Sự tích hồ Ba Bể

a) Tên các nhân vật: bà lão ăn xin, mẹ con bà góa.

b) Các sự việc xảy ra và kết quả:

- Trong ngày hội cúng Phật, bà lão đi xin ăn nhưng chẳng ai cho.

- Hai mẹ con bà góa thương tình cho bà lão ăn và ngủ lại trong nhà.

- Về khuya, bà lão hiện hình một con giao long lớn.

- Sáng sớm, bà lão cho hai mẹ con bà góa tốt bụng gói tro và hai mảnh vỏ trấu, rồi ra đi.

- Nước lụt lên cao, mẹ con bà góa thoát nạn, chèo thuyền cứu người.

c) Ý nghĩa

- Ca ngợi những tấm lòng nhân ái, sẵn lòng cứu giúp người hoạn nạn, khó khăn.

- Khẳng định: Lòng nhân ái nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng.

- Giải thích nguồn gốc, sự hình thành hồ Ba Bể.

2. Bài văn Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.

3. Kể chuyện, là kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa.

II. GHI NHỚ

Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.

III. LUYỆN TẬP

1. Trưa hôm đó, tan trường về. Trời nắng gắt. Vừa rẽ vào đường làng, em gặp một cô tuổi độ ba mươi ngoài, tay bồng em bé - chắc là con của cô. Đã thế vai cô còn khoác túi, tay lại xách thêm cái giỏ. Bởi vậy, cô bước chậm rãi, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, trông thật ái ngại. Thấy thế, em cất tiếng chào:

- Cô về xóm Tây phải không? Cháu cũng về đó, cô đưa cháu mang giúp cô một ít cho.

Thấy em nói thế, cô mừng rỡ đưa em chiếc giỏ.

Chiếc giỏ cũng không phải là nhẹ. Hai cô cháu vừa đi vừa trò chuyện em mới biết cô từ quê chồng trở về quê mình thăm gia đình ba mẹ. Đi đường xa, chắc hai mẹ con đều mệt. Cháu bé đã ngoẹo đầu ngủ trên vai cô.

Mải nói chuyện, chẳng mấy chốc mà mẹ con cô và em đã về đến cổng xóm

2. Câu chuyện trên có ba nhân vật: người kể chuyện (bạn học sinh), và hai mẹ con người phụ nữ.

Ý nghĩa câu chuyện: Thể hiện lòng thương người, biết giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Viết bình luận