Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể về thời gian, địa điểm, nhân vật, có nguyên nhân - diễn biến - kết quả và được sắp xếp theo một trật tự nhằm thể hiện được ý định của người kể.

2. Nhân vật trong văn tự sự là người làm ra sự việc đồng thời là người được thể hiện và nói tới trong văn bản. Nhân vật được thể hiện thông qua các phương diện : tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,...

II - HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Sự việc trong văn tự sự

a) Trong các sự việc trong truyện Sơn Tỉnh, ThuỷTinh :

(1) Vua Hùng kén rể.

(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.

(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.

(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về.

(7 ) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

- sự việc khởi đầu : (1)

- sự việc phát triển : (3)

- sự việc cao trào : (4 - 5)

- sự việc kết thúc (7).

b) Sáu yếu tố trong văn tự sự :

- sự việc do ai làm : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ;

- sự việc xảy ra ở đâu : đời Hùng Vương thứ mười tám ;

- sự việc xảy ra lúc nào : khi vua Hùng kén rể ;

- nguyên nhân : hai chàng trai cùng cầu hôn, nhưng vua chỉ có một người con gái;

- diễn biến : Sơn Tinh đến trước được vợ ; Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh ;  

- kết quả : hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

Không thể xoá b.ỏ yếu tố thời gian và địa điểm vì truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng thiên tai của nhân dân, điều này có liên quan mật thiết tới hai nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.

Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là cần thiết, vì đó là nguyên nhân Sơn Tinh được vua chọn làm rể.

Không thể bỏ sự kiện vua Hùng ra điều kiện kén rể, vì điều kiện đó phù hợp với ngầm ý lựa chọn của nhà vua.

Việc Thuỷ Tinh nổi giận là có lí, trước hết là vì đến sau, không lấy được Mị Nương ; thứ hai : sính lễ mà nhà vua ra điều kiện chỉ có trên mặt đất, Thuỷ Tinh không thể có được.

c) Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng là :

- Sơn Tinh được kể về “tài lạ” trước, sau mới đến Thuỷ Tinh “tài năng cũng không kém”. Các lễ vật Sơn Tinh đem đến đúng, đủ và sớm hơn Thuỷ Tinh.

- Vua Hùng không tự đề ra cách chọn rể, mà có bàn bạc với các Lạc hầu.

Việc Sơh Tinh thắng Thuỷ Tinh (hai lần : được vợ và thắng lũ lụt) có ý nghĩa khẳng định ước mơ chiến thắng thiên tai của người Việt cố.

Không thể để Thuỷ Tinh thắng, vì mọi người sẽ chết hết do nước lũ.

Không thể xoá bỏ sự việc “Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước...” vì đó là sự việc giải thích sự xuất hiện của lũ lụt.

2. Nhân vật trong vãn tự sự

a) Trong truyện Sơn Tinh, Thitỷ Tinh :

- Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất.

- Sơn Tinh và Thuỷ Tinh được nói tới nhiều nhất.

- Vua, Mị Nương, các Lạc hầu là nhân vật phụ nhưng rất cần thiết, không thể bỏ được.

b) Nhân vật trong truyện được kể :

Nhân vật

Tên gọi

Lai lịch

Tài năng

Chân dung

Việc làm

Vua Hùng

Vua Hùng

thứ mười tám .

 

 

kén rể

Sơn Tinh

Sơn Tinh

ở vùng núi Tản Viên

vẫy tay... nổi cồn bãi, mọc lên núi đổi, đem sính lễ đến trước

 

cầu hôn, dời núi dựng thành, ngăn lũ

Thúy Tinh

Thủy Tinh

ở miền biển

gọi gió, hô mưa

 

cầu hôn, dâng nước cuồn cuộn

Mị Nương

Mị Nương

con gái vua Hùng thứ mười tám

người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu

 

 

Lạc hầu

Lạc hầu

 

 

 

bàn bạc

Ill    - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Việc các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm : xem cột cuối, bảng trên.

a) Vai trò và ý nghĩa của các nhân vật : xem mục II. 2. trên đây và bổ sung : nhân vật Sơn Tinh và nhân vật Thuỷ Tinh cùng hành động của họ đã giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng thiên tai từ xa xưa.

b) Có thể dựa vào các sự kiện trong mục I. 1. (SGK, trang 37) để kể.

c) Việc gọi tên truyện là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là cách đặt tên văn bản theo nhân vật chính của truyện dân gian, ví dụ : Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa,...

- Nếu đổi tên truyện thành Vua Hùng kén rể hoặc Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì không bao hàm hết nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.

- Nếu đổi thành Truyện vua Hùng, MỊ Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì quá dài, và không xác định được nhân vật chính, nhân vật phụ.

2. Với nhan đề : Một lần không vâng lời, có thể tưởng tượng một câu chuyện sẽ kể những sự việc theo thứ tự.

- do ai làm?

- việc xảy ra ở đâu?

- chuyện xảy ra lúc nào?

- nguyên nhân?

- diễn biến?

- kết quả?

Viết bình luận