Soạn bài: Sóng

Sóng là một trong những bài thơ tình đặc sắc nhất của Xuân Quỳnh. Mượn hình ảnh sóng, nhà thơ diễn tả tình yêu, thể hiện trái tim dữ dội và dịu êm, vừa phong phú, phức tạp, vừa tha thiết, sôi nồi, rạo rực và khao khát yêu thương của một tâm hồn phụ nữ chân thành nồng hậu, dám tỏ bày khát vọng của mình trong tình yêu, trong hạnh phúc đời thường.

Thể thơ ngũ ngôn với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, cộng với sự trở đi trở lại của hình tượng sóng đã khiến bài thơ có một âm hưởng dào dạt nhịp nhàng, khi sôi nổi trào dâng, khi thì thầm sâu lắng... Bài thơ Sóng vì vậy vừa mô phỏng được nhịp điệu của nhữhg đợt sóng biển miên man vô hạn, vô hồi vừa diễn tả được trạng thái tinh tế của tình yêu - thứ tình cảm muôn thuở không bao giờ xưa cũ của loài người.

Bài thơ có hai hình tượng: "sóng""em". Bao trùm cả bài thơ là hình tượng "sóng". Hình tượng này thể hiện sức sống, vẻ đẹp và mọi sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ trong bài thơ. Cùng với hình tượng "sóng", là hình tượng "em" - cái tôi trữ tình của tác giả. Hình tượng "sóng" là ẩn dụ, chỉ tâm trạng của người con gái đang yêu, hay đúng hơn chỉ chính 'em", một người đang yêu và khao khát trọn đời được sống trong tình yêu. Hai hình tượng, hai nhân vật trữ tình này tuy là một nhưng đã phân thân thành đôi để bổ sung và hỗ trợ nhau, soi chiếu vào nhau và cộng hưởng nhau. Tâm trạng người con gái đang yêu soi vào sóng để nhận diện mình rõ hơn, nhờ sóng biểu hiện những trạng thái xúc cảm, những khát khao bí ẩn mà mãnh liệt của mình.

Mở đầu bài thơ, đến với sóng, Xuân Quỳnh bắt gặp tâm hồn mình, bắt gặp tình yêu của mình mãnh liệt và đắm say trong những trạng thái thật trái ngược nhau:

Dữ dội và dịu êm

Ôn ào và lặng lẽ

Từ nhận thức về những biến động khác thường của lòng mình, nhà thơ hiểu ra rằng: hành trình của sóng là hành trình tìm đến với biển khơi, cũng như tình yêu chân chính mãnh liệt luôn hướng tới những cái đích lớn lao, cao cả:

Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Tình yêu muôn đời vẫn thế, có khác chỉ sóng nước từ ngàn xưa đến nay vẫn chẳng hề thay đổi! Khát vọng tình yêu theo nhà thơ là khát vọng vĩnh hằng, khát vọng muôn thuở của loài người mà trước tiên là của tuổi trẻ:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

"Trước muôn trùng sóng bề', Xuân Quỳnh tự nhìn lại, soi vào lòng mình, để thấy nguyên nhân, để thấy cội nguồn của tình yêu. Nhưng tình yêu muôn thuở là một thế giới đầy bí ẩn, không giải thích được bằng những lí lẽ thông thường. Cái hay của những câu hỏi ở đây là truy tìm mà không được, lại thấy cái quy luật sâu xa của tình yêu. Cái điều mà trước đây Xuân Diệu đã tổng kết: "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”. Chính sự bắt buộc của những câu trả lời đã làm nên sự huyền diệu của tình yêu là như thế.

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghỉ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em củng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau.

Tình yêu bao giờ cũng đi cùng với nỗi nhớ. Tâm hồn của người phụ nữ đang yêu được thể hiện một cách chân thành, sâu đậm, tạo ấn tượng không dễ gì quên trong một nỗi nhớ đến da diết, giày vò. Nỗi nhớ ấy choáng ngợp cả không gian bao la: "Dẫu xuôi về phương Bắc. Dẫu ngược về phương Nam". Nó hiện diện ở cả tầng sâu lẫn bề rộng (Con sóng dưới lòng sâu - Con sóng trên mặt nước). Nỗi nhớ da diết, khắc khoải trong mọi lúc khiến nhà thơ thức cả trong mơ, trăn trở bồi hồi thật chẳng khác con sóng triền miên, dào dạt, không bao giờ ngừng lặng:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ổi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ dược

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi .về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hưởng về anh - một phương.

Dám bày tỏ tình yêu của mình một cách trực tiếp, mãnh liệt như thế - điều này trước đây dường như chưa có ai dám vượt lên những định kiến khắt khe của xã hội tồn tại đã hàng ngàn năm. Xuân Quỳnh rõ ràng là không những có niềm tin vững chắc vào cuộc đời mà còn có niềm tin sâu sắc ngay ở chính mình.

Trong tình yêu không e đè giấu giếm, không tính toán thiệt hơn, Xuân Quỳnh chỉ biết trao tặng hết mình mà không nghĩ nhiều đến đón nhận, đền đáp. Nhà thơ thật nhân hậu và bao dung luôn hướng về một tình yêu vĩnh hằng, bất tử, luôn khát khao về một mái ấm gia đình, sự gắn bó vững bền, trọn vẹn, thuỷ chung. Mượn hình tượng sóng, nhà thơ ca ngợi sức mạnh của tình yêu: Có thế vượt qua được mọi trở lực để đến được bến bờ hạnh phúc:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở.

Xuân Quỳnh đến với tình yêu bằng một niềm tin mãnh liệt như thế. Ngay cả ý thức về cái hữu hạn của cuộc đời cũng không làm cho nhà thơ phải lo âu, mà trái lại càng thêm tin tưởng mạnh mẽ vào cái vô hạn của tình yêu:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa.

Hơn ai hết, Xuân Quỳnh tin rằng nếu sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu thì có thế vượt qua và chiến thắng được cái hữu hạn của thời khắc mỗi đời người.

Niềm tin nuôi lớn khát vọng. Với niềm tin mãnh liệt ấy, khát vọng của Xuân Quỳnh mới thật là mãnh liệt và ấm áp: Nhà thơ muốn dược sông hết mình cho một tình yêu vĩnh hằng, muôn thuở:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Sóng, như đã nói, là một bài thơ tình yêu đặc sắc, tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ Xuân Quỳnh. Với Sóng cùng với các bài Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu... Xuân Quỳnh đã đóng góp vào nền văn học của dân tộc một giọng điệu hồn nhiên, trong sáng, ngọt ngào, thiết tha và sâu lắng.

GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Câu 1

Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ. Sức sống, vẻ đẹp tâm hồn của tác giả và những sáng tạo nghệ thuật của bài thơ đều gắn bó với hình tượng trung tâm này.

Có thể nói, cả bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là những con sóng lòng của nhà thơ được khơi dậy khi đứng trước muôn trùng sóng bể. Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng nhà thơ, tâm trạng một người phụ nữ đang yêu, là sự hoá thân cái tôi trữ tình của nhà thơ, có lúc thì như tan vào tình yêu, có lúc lại là sự phân thản của hình tượng "em". "Em" soi mình vào sóng đế’ thấy rõ lòng mình, mượn sóng để thế hiện tâm trạng của mình.

Hình tượng sóng được khơi gợi lên trong cả bài thơ bằng âm điệu: nhịp thơ là nhịp sóng lúc dạt dào sôi nổi, lúc thì thầm sâu lắng. Âm hưởng nhịp nhàng đó được tạo nên bằng thể thơ ngũ ngôn với những câu thơ thường là không ngắt nhịp và được nôi vần qua các khổ thơ liên tiếp. Tả nhịp điệu bên ngoài của sóng cũng là để tả nhịp điệu bên trong của tâm hồn nhà thơ, một tâm hồn sôi nổi, thiết tha, khát khao.

Qua hình tượng sóng, nhiều trạng thái, tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau của người phụ nữ đang rạo rực, khao khát yêu thương đã được thể hiện sinh động và cụ thế’. Mỗi trạng thái, tâm hồn dều có thể tìm thấy sự tương đồng với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.

Trước hết, sóng vôìi chứa đựng nhiều đô'i cực "Dữ dội và dịu êm. Ôn ào và lặng lẽ" cùng giôìig tâm tình, tính khí của người phụ nữ đang yêu: họ sống với những trạng thái trái ngược trong lòng, với bao cồn cào khao khát tình yêu. Với tâm trạng bổi hổi bồi hồi ấy, sóng không chịu dừng lại ở sóng chật hẹp, sóng phải tìm đến tận bể, tìm đến một chân trời bao la, một không gian rộng lớn. Ra đến biển cả, sóng mới thực sự tìm thây mình. Tình yêu chân chính, mãnh liệt nghìn đời vẫn thế: luôn hướng tới những cái đích lớn lao, cao cả cũng như con sóng ấy từ ngàn xưa, những con sóng biểu tượng vĩnh hằng mãi với thời gian là muôn đời, nỗi khát vọng tình yêu, nỗi khát vọng của loài người trong những lồng ngực trẻ:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

Câu 2

Trong các khổ thơ 3 và 4:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em củng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau.

Các câu hỏi liên tiếp: "Từ nơi nào sóng lên? ", "Gió bắt đầu từ đâu?" cộng với những ý nghĩ, những liên tưởng về sóng và gió đã diễn tả sự ngỡ ngàng của người con gái đang yêu trước một thứ tình cảm mới lạ, chẳng rõ từ đâu đến và từ bao giờ đã chiếm lĩnh và ngự trị cả tâm hồn mình. Trước sóng bể muôn trùng, thi sĩ đã tự nhìn lại, soi vào tâm hồn mình, cõi lòng mình và truy tìm cội rễ. Nhưng lạ thay, không sao tìm được mà chỉ thấy sự huyền diệu của nó, đúng như Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình trước đây đã viết:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu,

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.

Câu 3

Tình yêu luôn gắn với nỗi nhớ, nhớ đến da diết không thể nguôi ngoai được. Tình yêu cỏ nhiều cách biểu hiện, khi thì dạt dào, sôi nổi trải ra chiều rộng như con sóng trên mặt nước:, khi thì kín đáo, thâm trầm thấm vào chiều sâu như con sóng dưới lòng sâu. Nhưng dù sâu hay rộng, lặng thầm hay sôi nổi, tình yêu lúc nào cũng là nỗi nhớ giày vò âm ỉ thao thức với thời gian:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sổng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.

Câu thơ hay nhất trong đoạn thơ này có lẽ là câu cuối: Cả trong mơ còn thứcthức"nhãn tự", là từ hay nhát trong câu thơ. Thức là không ngủ yên. Trái tim không ngủ yên biểu hiện nỗi nhớ về người yêu chẳng phút nào nguôi, mà luôn thường trực ở trong lòng, nỗi nhớ đi cả vào vô thức. Trong một bài thơ khác, bài Thuyền và biển, Xuân Quỳnh đã diễn tả: "Những ngàykhông gặp nhau. Biển bạc đầu thương nhớ. Những ngày không gặp nhau. Lòng thuyền đau rạn vỡ... Vì tình yêu muôn tliuở. Có bao giờ đứng yên..." ít thấy bài thơ nào, người phụ nữ lại bộc lộ tình cảm của mình trong sáng, hồn nhiên và say đắm đến thế.

Cuộc đời lắm nẻo nhiều chiều, không gian trải rộng mênh mông ngược xuôi nhiều hướng nhưng trái tim của tình yêu thuỷ chung đích thực chỉ có một phương để nghĩ tới. Với người phụ nữ, phương đó là "phương anh". Theo Đặng Hiển, sách giáo viên: "Và do đó sự xa cách trong tình yêu dù vì bất cứ lí do gì đều là nghịch lí; Vì thế ngược thành xuôi (xuôi về phương bắc), xuôi thành ngược (ngược về phương nam). Cách đảo vị trí từ này củng là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh làm cho câu thơ hàm súc, ý vị hơn".

Câu 4

Cả bài thơ gợi ra một hình tượng sóng bằng âm điệu, nhịp thơ là nhịp sóng triền miên, liên tiếp, vô hạn, vô hồi. Bài thơ thuộc thể ngũ ngôn với những dòng thơ liền mạch nối vần, hầu như không ngừng ngắt, chuyền tải làn sóng tình cảm dâng trào, âm điệu nhịp nhàng, khi thì sôi nổi, khi thì thầm, sâu lắng. Đó cũng là nhịp lòng của nhà thơ, âm điệu của một tâm sự ngập tràn yêu thương khao khát, một tình yêu vô hạn, rạo rực, say mê.

Câu 5

Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ Sóng năm 1967, khi nhà thơ đã trải qua sự đổ vỡ trong tình yêu. Tuy vậy, người phụ nữ hồn nhiên, chân thực và tha thiết yêu đời. này vẫn dạt dào hi vọng, phơi phới niềm tin ở tương lai, ở hạnh phúc. Như con sóng nhất định sẽ "tới bờ", "Dù muôn vời cách trở", nhà thơ tin tình yêu lớn của mình nhất định sẽ tới cái đích cuối cùng với sự gắn bó lâu bền chung thuỷ. Bởi vậy, ý thức về sự hữu hạn của thời gian, đời người, không hề làm nhà thơ lo âu mà chỉ càng làm cho nhà thơ thêm tin tưởng:

Cuộc đời tuy dài thể

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa.

Khổ thơ này là suy tưởng về sự trôi chảy của thời gian, của sự vật. Trong cuộc đời dài, lòng người có thế thay đổi, tình yêu có thể nhạt phai, vơi cạn theo dòng chảy không ngừng của năm tháng. Chính vì vậy, khổ thơ tiếp đó là nỗi khao khát tình yêu bát diệt, như trăm ngàn con sóng nhỏ vô hồi giữa thời gian, vô hạn giữa biển lớn tình yêu, để ngàn năm còn vỗ:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Dể ngàn năm còn vỗ.

Viết bình luận