Soạn bài: Qua đèo ngang

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hĩnh, sống ở thế kỉ XIX, người làng Nghi Tàm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Bà là nữ sĩ tài danh, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật.

2. Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang hoang sơ, heo hút, thấp thoáng sự sông, đồng thời thê hiện tình cảm nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Bài thơ Qua Đèo Ngang là thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu có bảy tiếng, vần được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 (tà, hoa, nhà, gia, ta). Câu 3 và 4 đối nhau (lom khom dưới núi - lác đác bên sông ; tiều vài chú - chợ mây nhà). Câu 5 và 6 đối nhau (Nhớ nước đau lòng - Thương nhà mỏi miệng; con quốc quốc - cái gia gia).

2. Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm chiều tà bóng xế trong ngày. Thời điểm đó dễ gợi tâm trạng buồn của con người, nhất là người phụ nữ, trên đường đi xa.

3. Cảnh Đèo Ngang được mô tả gồm những chi tiết: cỏ, cây, đá, vài chú tiều, mấy nóc nhà, dãy núi, dòng sông, tiếng chim đa đa, chim cuốc. Những chi tiết đó cho thây Đèo Ngang um tùm, rậm rạp: cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Con người thì ít ỏi, thưa thớt: mấy người đốn củi, vài nóc nhà lại bị chìm lút trong thiên nhiên bởi tư thế lom khom, bởi số lượng và sự phân bố lác đác. Tiếng kêu quốc quốc, gia gia khắc khoải càng gợi lên cảm giác buồn giữa không gian hoang vắng.

4. cảnh tượng Đèo Ngang là cảnh um tùm cây cỏ, hoang vắng, thưa thớt con người, cảnh đó lại kèm theo tiếng chim cuốc, chim đa đa nên lại càng buồn, càng hoang vắng, cảnh đó tạo điều kiện để tác giả thể hiện tình cảm nhớ quê hương và cô đơn, âm thầm buồn của mình khi đốì diện với thiên nhiên.

5. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang là tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhà, nhớ nước cũ. Tác giả đã mượn cảnh thưa vắng con người, rậm rạp cây lá, mượn tiếng chim gợi nhớ nước nhà (quốc quốc, gia gia) để nói tình cảm buồn và tả trực tiếp: một mảnh tình riêng, ta với ta — tình cảm cô đơn.

6. Nói một mảnh tình riêng ta với ta giữa cảnh trời, non, nước bao la ỏ Đèo Ngang khác với nói ở không gian khác. Bởi vì ở một nơi rộng lớn, con người càng thấy cô đơn và bé nhỏ. Nếu cô đơn thì sự cô đơn như được nhân lên nhiều lần bởi sự cộng hưỏng của môi trường.

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Cụm từ ta với ta thể hiện không có nhiều đối tượng :

- Ta thứ nhất là bản thân người nói.

- Ta thứ hai cũng chính là bản thân người nói.

- Ta với ta là không có ai khác, chỉ có một mình nhà thơ.

Viết bình luận