Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

I. MỤC ĐÍCH, TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

1. Một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp trong đời sống:

- Phỏng vấn người vừa đạt thành tích cao trong một cuộc thi.

- Phỏng vấn chuyên, gia về một lĩnh vực đang được xã hội quan tâm.

- Phỏng vấn trong tuyển chọn, sát hạch để đánh giá, kiểm tra năng lực người dự tuyển

Như thế, người ta phỏng vấn để chuyện trò, để biết rõ hơn về một người nổi tiếng, để được biết quan điểm của người được hỏi về một chủ đề có ý nghĩa xã hội, đang được xã hội quan tâm...

Nói chung, phỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận thông tin trực tiếp, từ một đối tượng.

2. Một xã hội thực sự dân chủ, văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn. Nói như thế rất đúng vì hoạt động này đáp ứng nhu cầu nắm bắt đầy đủ thông tin chính xác về những vấn đề xã hội đang quan tâm.

II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐl VỚI HOẠT ĐỘNG PHỎNG VẤN

1. Chuẩn bị phỏng vấn

a) Nhiều người vẫn nghĩ rằng, có, thể tiến hành ngay một cuộc phỏng vấn khi đã xác định rõ chủ đề phỏng vấn (phỏng vấn điều gì), mục đích phỏng vấn (phỏng vấn để làm gì) và đối tượng phỏng vấn (phỏng vấn ai, một hay nhiều người).

Nhưng trong khâu chuẩn bị phỏng vấn, nếu chỉ xác định được sẽ hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai thì chưa đủ. Người phỏng vấn còn cần cỏ sự hiểu biết nhất định về vấn đề và đối tượng phỏng vấn, từ đó xây dựng được một đề cương phỏng vấn với hệ thống câu hỏi thích hợp.

b) Ai cũng biết đã phỏng vấn thì phải nêu câu hỏi. Song phải hỏi thế nào để đạt được mục đích phỏng vấn. Để hiếu rõ điều này, anh (chị) hãy:

- Xác định mục đích những câu phỏng vấn mà những người tuyển dụng thường nêu ra cho các ứng viên như:

+ Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không?

+ Vì sao bạn muốn nhận công việc này? (Vì sao bạn muốn làm việc ở công ti chúng tôi?).

+ Bạn biết gì về công ti chúng tôi?

+ Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ti?

+ Bạn nghĩ gì về vị trí công tác mà bạn sẽ nhận?

+ Bạn có tin vào sở trường của minh không?

(Theo Tuổi Trẻ Online ngày 30/11/2006) (Những người tuyển dụng muốn nắm được tâm tư, nguyện vọng, sở trường, sở đoản của ứng viên).

Đế thu thập được nhiều thông tin cần thiết, người phỏng vấn nên chọn câu B.

2. Tiến hành phỏng vấn

a) Khi phỏng vấn, người phỏng vấn tốt hơn cả là sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, trừ trường hợp đột xuất thật cần thiết mới có câu hỏi khác.

b) Trong quá trình phóng vấn, ngoài sự khiêm tôn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe, người phỏng vấn cần có thái độ tôn trọng người được phỏng vân và tôn trọng các quy tắc giao tiếp, cần có cách hỏi dễ hiểu, dễ nghe để người được phỏng vấn dễ dàng nắm bắt ý đồ phỏng vấn. tránh đặt vấn đề quá phức tạp hoặc chung chung, tránh những câu hỏi thiếu tế nhị hoặc xúc phạm đến người được phỏng vấn. Không chỉ biết lắng nghe, mà còn phải ghi chép, suy nghĩ về các câu trả lời để có sự nhạy bén, khéo léo trong việc duy trì và phát triển mạch phỏng vấn.

c) Cần xin phép người được phỏng vấn công bố, đăng tin cuộc phỏng vấn vừa thực hiện.

3. Biên tập sau khi phỏng vấn

Cần sử dụng một cách trung thực những thông tin thu thập được sau khi có sự đồng ý của người được phỏng vấn, để đăng tin công bố bài phỏng vấn hoặc để làm căn cứ đánh giá nhận xét về người được phỏng vấn. Bài phỏng vấn thường được trình bày theo hai hình thức: hỏi đáp trực tiếp hoặc theo lối tường thuật.

III. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

- Là người cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm, sự hiểu biết của mình trước một vấn đề, người được phỏng vấn cần chuẩn bị chu đáo những kiến thức, kĩ năng liên quan và phải có trách nhiệm đối với những thông tin mà mình cung cấp.

- Người được phỏng vấn có thể trả lời hoặc không trả lời câu hỏi, tuy nhiên nên có thái độ cởi mở, hợp tác và có sự tự tin và khả năng phản xạ trước các tình huống đặt ra, đồng thời không nên trả lời lan man, dài dòng, xa rời trọng tâm.

LUYỆN TẬP

Học sinh tự làm ba bài tập trong sách giáo khoa.

Viết bình luận