Soạn bài: Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)

I - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. (Xem phần "Kiến thức cơ bản cần nắm vững").

2. Cũng như bài Sông núi nước Nam, bài Phò giá về kinh thiên về biểu ý :

- Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược.

- Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khắng định sự bền vững muôn đời của đất nước.

Ý thứ nhất được trình bày rất ngắn gọn, tập hung vào những sự kiện (cướp giáo giặc, bắt quân thù), những địa điểm chủ yếu (Chương Dương, Hàm Tử), ý thứ hai cũng rất cô đúc, hầu như không bộc lộ một sắc thái biểu cảm nào. Nhưng "lời hữu hạn mà ý vô cùng", câu thơ càng ngắn, càng súc tích thì sức biếu hiện lại càng lớn. Không lời lẽ nào thuyết phục hơn những chiến công vang dội. Nhà thơ không liệt kê theo trật tự trước - sau, chiến thắng Chương Dương còn nóng hôti được kê trước rồi mới đến trận Hàm Tử cách đó hai tháng. Tự bản hân các sự kiện đã đủ sức gây chấn động lòng người. Hai câu trước đã có ý nghĩa nhấn mạnh cho hai câu sau : niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời (ngàn thu) của đất nước.

3. Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước NamPhò giá về kinh có nhiều điểm tương đồng :

- Về nội dung : cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Về hình thức : cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà hâm trầm, cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Trong ngôn ngữ thơ, lời càng ngắn gọn, súc tích thì sức gợi càng lớn, sức vang ngân càng xa. Cách nói ngắn gọn, cô đúc của bài thơ này là đê chạm khắc lại hào khí oanh liệt, vang dội của dân tộc ta thời nhà Trần, đồng thời thê hiện niềm tín sắt đá vào tương lai vũng bền của đất nước.

Viết bình luận