Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

I. PHÂN TÍCH ĐỀ

Đọc kĩ 3 đề bài đà cho và trả lời các câu hỏi.

1. Vấn đề cần nghị luận

Đề 1: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương.

Đề 3: Bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

2. Đề 1 và đề 2 có định hướng cụ thể riêng đề 3 đòi hỏi người viết phải tự mình xác định hướng triển khai.

3. Đề 1 không nêu rõ phạm vi bài viết. Đề 2 phạm vi bài viết là trong bài thơ Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương. Đề 3 phạm vi bài viết là bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Đề 1 dẫn chứng tư liệu thuộc lĩnh vực đời sông xã hội. Đề 2 và 3 tư liệu dẫn chứng thuộc lĩnh vực văn học.

II. LẬP DÀN Ý

Đề 1

a) Mở bài: Đặt vấn đề chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới và ý kiến của Vũ Khoan về cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam.

b) Thân bài:

- Cái mạnh của con người Việt Nam: Sự thông minh và nhạy bén với cái mới.

- Cái yếu của con người Việt Nam: lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng, khả năng sáng tạo và thực hành bị hạn chế do học chay học vẹt.

- Đánh giá ý kiến trên, nêu hướng khắc phục.

c) Kết bài:

Ý kiến trên rất chính xác chỉ ra được ưu và khuyết điểm của con người chúng ta trong việc chuẩn bị tốt hành trang vào thế kỉ mới.

Đề 2

a) Mở bài:

Bài thơ Tự tình (Bài II) thể hiện sâu sắc tâm sự của Hồ Xuân Hương.

b) Thân bài:

- Tâm trạng cô đơn quạnh quẽ giữa đêm khuya.

- Mượn rượu nhờ trăng để giải sầu lại càng thêm buồn duyên tủi phận.

- Gắng gượng vươn lên nhưng không thoát khỏi bi kịch.

- Chán nản đau xót trước tháng ngày chồng chất thêm.

c) Kết bài:

Bài thơ là lời tự than thân thót từ đáy lòng tác giả.

Đề 3

a) Mở bài:

Giới thiệu bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và nêu vấn đề sẽ triển khai: tâm trạng của nhà thơ.

b) Thân bài:

- Vẻ đẹp u tĩnh của cảnh sắc mùa thu.

- Tâm hồn thanh cao, tâm trạng ưu tư của tác giả.

c) Kết bài:

Nguyễn Khuyến rất tinh tế, tài hoa trong cách miêu tả thiên nhiên và bộc lộ tâm trạng.

Ghi nhớ:

- Phân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận.

- Khi phân tích đề cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.

- Quá trình lập dàn ý bao gồm: Xác lập luận điểm luận cứ, sắp xếp các luận điểm luận cứ theo một trình tự lôgic, chặt chẽ. cần lưu ý đánh số thứ tự trước mồi đề mục đề phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn bài.

LUYỆN TẬP

Phân tích đề và lập dàn ý bài viết.

ĐỀ I: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá Irị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).

PHÂN TÍCH ĐỀ

1. Kiểu bài: Phát biểu cảm nghĩ.

2. Nội dung: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).

3. Phạm vi tư liệu dẫn chứng: Vận dụng hiểu biết và tư liệu về đoạn trích trên.

DÀN Ý

1. Mở bài

Giới thiệu và định hướng triển khai vấn để: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự 'của Lê Hữu Trác) và giá trị hiện thực sâu sắc của nó.

2. Thân bài

- Giá trị thực sâu sắc của đoạn trích:

+ Quang cảnh trong phủ chúa.

+ Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.

Một bức tranh sinh động vế cuộc sống xa hoa, quyển quý nhưng thiếu sinh khí.

3. Kết bài

Tài quan sát của tác giả thật tinh tế, ngòi bút của tác giả chân thực và hết sức sắc sảo.

ĐỀ 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân lộc của Hồ Xuân Hương qua mội bài thơ nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình (bài II)).

PHÂN TÍCH ĐỀ

1. Kiểu bài: Phân tích văn học.

2. Nội dung: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.

3. Phạm vi tư liệu dẫn chứng: Bánh trôi nước hoặc Tự tỉnh bài II.

DÀN Ý

1. Mở bài

Giới thiệu và định hướng triển khai vấn để.

Hổ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm và tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của bà. (Bài Bánh trôi nước)

2. Thân bài

- Đề tài bình dị nói về con người bình thường.

- Bài thơ đa nghĩa mà nghĩa nào cũng hợp cũng hay.

- Sử dụng ngôn ngữ thơ điêu luyện tài hoa. Vịnh vật nhằm nói đến người, người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa kia).

3. Kết bài

Với cá tính sáng tạo độc đáo trong đề tài và ngôn ngữ thơ, bài thơ bình dị sáng trong đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài thơ nhỏ mà đặt ra cả một vấn đề lớn lao: Số phận bất hạnh và sức sống mãnh liệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa kia.

Viết bình luận