Soạn bài: Ôn tập về luận điểm

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người nói (người viết) nêu ra ở trong bài.

Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống. Có luận điểm chính và các luận điểm phụ.

Các luận điểm trong bài cần liên kết chặt chẽ, lại cần phân biệt rành mạch. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, tập trung làm nổi bật luận điểm chính của toàn bài.

II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

Khái niệm luận điểm

1. Khái niệm luận điểm sẽ giúp chọn lựa câu hả lời đúng là câu (c).

2. a) Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có những luận điểm sau :

- Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.

- Lòng yêu nước là truyền thống quý báu.

- Ngày nay, đồng bào cũng có lòng yêu nước nồng nàn.

- Nhiệm vụ của Đảng là làm cho tinh thần yêu nước phát huy mạnh mẽ.

Luận điểm chính của bài là : "Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước".

b) Xác định luận điểm như vậy chưa đúng. Vì đây mới là vấn đề chứ chưa phải là luận điểm. Luận điểm 1 là : Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô. Luận điểm 2 là : Việc thay đổi đó hoàn toàn đúng đắn (trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân). Luận điểm 3 là : Việc không dời đô của hai triều Đinh, Lê là sai lầm...

Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn để cần giải quyết trong bài văn nghị luận

1. a) Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhấn dân ta chính là nhan đề của bài viết. Đó là tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Không thể làm sáng tỏ vấn đề đó nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra một luận điểm : "Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn".

b) Trong Chiếu dời đô, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm : "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu không thể đạt được. Một luận điểm đơn lẻ đó không đủ sức thuyết phục về vấn đề dời đô.

2. Từ đó, có thể rút ra mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết là mối quan hệ khăng khít. Tuy vậy phải có cả một hệ thống luận điểm liên quan với nhau mới có thể tập trung làm nổi bật vấn đề cần giải quyết. Một luận điểm đơn lẻ không thể giải quyết được vấn đề.

Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận

1. Trong hai hệ thống ấy, hệ thống đúng là hệ thống 1.

2. Kết luận có thể rút ra là : Các luận điểm trong bài văn nghị luận phải làm thành một hệ thống. Các luận điểm vừa liên quan chặt chẽ với nhau, vừa phải phân biệt với nhau rành mạch. Chúng phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Đoạn văn đó nêu luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" là chính. Luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong toà ngọc" là một luận điểm phụ, từ đó, tác giả phủ định vai trò ông tiên, nêu ra Nguyễn Trãi là con người Việt Nam chân chính, người anh hùng dân tộc. Tuy vậy nếu thật chi li và chính xác thì phải cho luận điểm của đoạn vặn là : Nguyễn Trãi là người Việt Nam, là tinh hoa, khí phách của dân tộc, là người tận tụy cho lí tưởng yêu nước, thương dân, là người anh hùng dân tộc.

2. Các luận điểm được chọn phải giải quyết vấn đề là chìa khoá của tương lai. Những luận điểm nào không liên quan trực tiếp đến vấn đề then chốt của tương lai thì cần gạt bỏ. Những luận điểm chưa làm rõ vấn đề chìa khoá của tương lai cần được sửa chửa lại. Hệ thống luận điểm có thể sắp xếp như sau :

- Giáo dục luôn luôn gắn liền với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng kìm nén hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

- Giáo dục càng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển trong tương lai của nhân loại, vì nó tạo ra mọi tiền đề cho sự phát triển đó.

- Giáo dục trực tiếp đào tạo những chủ nhân của xã hội tương lai.

- Giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển khoa học, tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh tỉ lệ dân số, tạo cân bằng môi trường sinh thái,... đem lại sự công bằng, dân chủ, văn minh.

- Giáo dục là chìa khoá của tương lai.

Viết bình luận