Soạn bài: Ôn tập văn miêu tả

1. Một số điểm cần chú ý về văn miêu tả

Đối tượng được miêu tả

Yêu cầu đối với người viết văn miêu tả

Bố cục bài văn miêu tả

Ở lớp 6, chỉ nói tới 2 loại:

- Tả người

+ Tả chân dung

+ Tả người trong hoạt động, hành động.

- Tả cảnh

Chú ý: Đôi khi tả người phải gắn với cảnh và trong cảnh vật có con người.

Phải có các kĩ năng: quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, lựa chọn hình ảnh và trình bày các hình ảnh, các nội dung miêu tả theo một trật tự nhất định.

Thường có 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu cảnh hoặc người được tả (một cách khái quát, chung nhất).

- Thân bài: Tả chi tiết đối tượng được miêu tả (cảnh vật hoặc con người, hay cả cảnh và người) theo một thứ tự nhất định.

- Kết bài: Nêu nhận xét, cảm nghĩ về cảnh hoặc người đã tả.

2. Phân biệt đoạn văn tự sự và đoạn văn miêu tả

Đoạn văn tự sự

Đoạn văn miêu tả

- Hành động chính mà tác giả sử dụng là hành động kể.

- Hành động kể thường trả lời các câu hỏi: Kể về việc gì? Kể về ai? Việc đó đã diễn ra thế nào? ở đâu? Kết quả ra sao?

- Sử dụng hành động tả.

- Hành động tả thường trả lời các câu hỏi: Tả về cái gì? Tả về ai. Cảnh (hoặc người, loài vật, đồ vật) đó như thế nào, có đặc điểm gì nổi bật, được thể hiện bằng hình ảnh, chi tiết nào?

3. Đặc điểm cơ bản của tả người và tả cảnh

Tả người

Tả cảnh

1. Yêu cầu chung

- Xác định rõ đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong trạng thái hoạt động).

Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.

2. Bố cục bài văn tả người

- Mở bài: Giới thiệu người được tả (Người đó là ai? Quan hệ với em thế nào?)

- Thân bài: Miêu tả chi tiết

+ Về hình dáng: Tả bao quát về tuổi tác, tầm vóc, dáng điệu ; tả chi tiết về khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, nước da...

+ Về tính tình: Thể hiện qua lời nói, cử chỉ, việc làm , thái độ...

- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết về người được tả.

1. Yêu cầu chung

- Chọn vị trí thích hợp để quan sát cảnh vật (quan sát từ xa đến gần, từ bao quát toàn cảnh đến cụ thể chi tiết từng bộ phận).

- Lựa chọn được những nét nổi bật, đặc sắc của cảnh vật ; hoặc những nét gợi ra được kỉ niệm thân thiết đáng nhớ về cảnh vật.

2. Bố cục bài văn tả cảnh

- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả (ở đâu? Vào lúc nào? Vào dịp nào?...)

- Thân bài:

+ Tả bao quát toàn cảnh (những nét chung, nổi bật).

+ Tả từng cảnh (bộ phận) theo trình tự hợp lí.

- Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ về cảnh vật.

Viết bình luận