Soạn bài: Ôn tập phần tiếng Việt

Bài tập 1

- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động.

- Trong hoạt động giao tiếp có sự tham gia và sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập (sản sinh) văn bản do người nói, người viết, thực hiện và lĩnh hội văn bản - do người nghe, người đọc thực hiện. Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.

Bài tập 2

Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:

 

Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng

Các yếu tố phụ trợ

Đặc điểm chủ yếu về từ và câu

Ngôn ngữ nói

Giao tiếp tự nhiên.

Nét mặt, ánh mắt cử chỉ điệu bộ.

Đa dạng về từ ngữ. Câu tỉnh lược.

Ngôn ngữ viết

Chữ viết trong văn bản được tiếp nhận bằng thị giác.

Hệ thống dấu câu, kí hiệu văn tự hình ảnh minh họa, bảng, biểu đồ...

Tư ngữ văn hóa, phổ thông. Câu dài nhiều thành phần được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

Bài tập 3

Tuần 33.1_Ôn tập phần tiếng Việt

Học sinh cần nêu được những đặc điểm cơ bản của văn bản rồi vận dụng để phân tích một văn bản trong sách Ngữ văn 10.

Bài tập 4

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Tính cụ thể

-Tính cảm xúc

-Tính cá thể

- Tính hình tượng

- Tính truyền cảm

- Tính cá thể hóa

Bài tập 5

a. Trình bày khái quát về:

- Ngôn ngữ tiếng Việt: Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

- Quan hệ họ hàng: Dòng Môn - Khmer tách ra tiếng Việt Mường rồi tách ra tiếng Việt và tiếng Mường

- Lịch sử phát triển: Qua hàng ngàn năm phát triển, tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú, tinh tế, uyển chuyển có đầy đủ khả năng đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

b. Tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:

- Viết bằng chữ Hán: Thuật hoài, Độc tiểu Thanh kí, Quốc tộ, Cáo tật thị chúng, Quy hứng, Bạch Đằng giang phú, Đại cáo Bình Ngô, Truyền kì mạn lục...

- Viết bằng chữ Nôm: Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc, Quốc âm thi tập.

Bài tập 6

Về ngữ âm và chữ viết

Về từ ngữ

Về ngữ pháp

Về phong cách ngôn ngữ

- Cần phát âm theo chuẩn

- Cần viết đúng chính tả và các quy định về chữ viết

- Dùng đúng âm thanh và cấu tạo từ.

- Dùng đúng nghĩa từ.

- Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.

- Dùng từ phù hợp với phong cách ngôn ngữ.

- Câu cần đúng ngữ pháp.

- Câu cần đúng về quan hệ ý nghĩa.

- Câu cần có dấu câu thích hợp.

- Các câu có liên kết.

- Đoạn và văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.

- Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ của toàn văn bản.

Bài tập 7

Các câu đúng là các câu (b), (d), (g), (h). Còn lại là câu sai.

Viết bình luận