Soạn bài: Ôn tập phần Làm văn

Câu 1.

Đặc điểm của các kiểu văn bản.

1. Tự sự

- Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả diễn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.

- Mục đích: biểu hiện con người quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm thái độ.

2. Thuyết minh

- Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.

- Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn đối với chúng.

3. Nghị luận

- Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên xã hội, con người và các tác phẩm văn học bằng các luận điểm luận cứ và lập luận.

- Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.

TT

Kiểu bài

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

1

Tự sự

 

 

 

2

Miêu tả

 

 

 

 

3

Biểu cảm

 

 

 

 

4

Thuyết minh

 

 

 

 

5

Lập luận

 

6

Hành chính

Câu 2.

- Để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu.

- Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.

Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết. Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của một nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung... Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề câu chuyện.

Câu 3

- Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tức là lập chuỗi sự việc kế tiếp nhau, có mở đầu, có quá trình phát triển, có đỉnh điểm và có kết thúc.

- Dàn ý của bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, chủ yếu vẫn là dàn ý một bài văn tự sự có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

- Khi kể về sự việc và con người, cần kết hợp với các yếu tố ở miêu tả và biểu cảm để câu chuyện sinh động và sâu sắc hơn. Chú ý, yếu tố miêu tả và biểu cảm nên sử dụng trong bài sao cho phù hợp.

Câu 4

- Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm được phương pháp thuyết minh.

- Những phương pháp thuyết minh thường gặp là:

+ Định nghĩa

+ Chú thích

+ Phân tích

+ Phân loại

+ Liệt kê

+ Giảng giải nguyên nhân kết quả.

+ Nêu ví dụ

+ So sánh

+ Dùng số liệu

...

Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất, và nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.

Câu 5

- Để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác, những tri thức trong văn bản phải có tính khách quan khoa học, đáng tin cậy.

- Để viết được bài văn thuyết minh hấp dẫn người viết cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể và câu văn phải biến hóa linh hoạt. Những sự tích, những truyền thuyết thích hợp cũng làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn hơn và sâu sắc hơn.

Câu 6

- Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn mỗi ý viết thành một đoạn văn.

- Khi viết đoạn văn tránh lẫn ý của đoạn văn khác vào.

- Viết đoạn văn nên tuân theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước và sau hay theo thứ tự chính phụ, cái chính nói trước, cái phụ nói sau.

Câu 7

Cấu tạo một lập luận

- Trong một đoạn văn nghị luận nếu điểm chính là luận điển, thì luận cứ dùng để nuôi luận điểm. Một luận điểm chỉ thực sự sáng tỏ và trở nên đáng tin cậy khi nó được bảo đảm bằng những chứng cứ xác thực mà ta vẫn quen gọi là luận cứ.

- Các luận cứ trong đoạn văn cũng cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Nếu người làm văn tìm đủ các luận điểm và luận cứ thích hợp để giải quyết vấn đề và sắp xếp lại để trình bày thì đó chính là lập dàn ý.

- Hệ thống sắp xếp như trên gọi là lập luận. Lập luận sẽ được coi là chặt chẽ khi giữa các luận điểm và luận cứ có sự liên kết khắng khít với nhau: lí lẽ sau kế thừa thành quả của lí lẽ trước và lí lẽ trước làm cơ sở cho lí lẽ sau theo một trật tự hợp lí không thể bác bỏ.

- Mặt khác, quá trình lập luận sẽ có thêm sức lôi cuốn nếu người nói (người viết) biết cách sắp xếp các luận điểm và luận cứ khiến cho toàn bộ bài văn là một dòng chảy liên tục; các quan điểm các ý kiến của người viết được làm nổi bật hẳn lên, hứng thú trong người nghe (người đọc) được duy trì mỗi lúc một cao cho tới tận lời nói (dòng chữ) cuối cùng của bài nghị luận.

Các thao tác nghị luận

Tên thao tác

Đặc điểm

Diễn dịch

Từ một tư tưởng hoặc một quy luật chung suy ra những trường hợp cụ thể, riêng biệt.

Chứng minh

Dùng những lí lẽ và bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để thuyết phục và làm sáng tỏ vấn đề.

Quy nạp

Từ những hiện tượng, sự kiện riêng dẫn đến những kết luận và quy tắc chung.

Giải thích

Dùng lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa giúp người đọc, người nghe hiểu rõ một hiện tượng, một vấn đề nào đó.

Cách lập dàn ý của bài văn nghị luận

- Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.

- Dàn ý bài văn nghị luận gồm ba phần: Mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài (triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ) và kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).

Câu 8

Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh

1. Tóm tắt văn bản tự sự

Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó. Bản tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.

Khi tóm tắt, cần:

- Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.

- Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.

- Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc (một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).

2. Tóm tắt văn bản thuyết minh:

- Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm mục đích để hiểu và nắm được những nội dung cơ bản, hoặc giới thiệu với người khác về văn bản đó... Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.

- Muốn tóm tắt một văn bản thuyết minh ta cần xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt, đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục của văn bản. Từ đó, viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.

Câu 9

Nêu đặc điểm cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.

1. Kế hoạch cá nhân

- Ngoài tiêu đề, bản kế hoạch cá nhân thường có hai phần. Phần I nêu họ tên, nơi làm việc, học tập của người viết (nếu làm kế hoạch cho riêng mình thì không có phần này). Phần II nêu nội dung công việc cần làm, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đạt được.

- Lời văn cần ngắn gọn, cần thiết có thể kẻ bảng.

2. Quảng cáo

- Văn bản quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.

- Để viết văn bản quần chúng cần chọn được nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối.

Câu 10

Trước khi trình bày cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lí, sở thích của người nghe, lựa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày. Các bước trình bày thường theo thứ tự:

- Chào hỏi:

- Tự giới thiệu.

- Lần lượt trình bày các nội dung đã định.

- Kết thúc và cám ơn.

Viết bình luận