Soạn bài: Ôn tập cuối học kì II

TIẾT 1

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

2. Em được giao nhiệm vụ tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội. Hãy viết một thông báo ngắn về buổi liên hoan đó để mời các bạn đến xem.

- Bản thông báo cần viết :

THÔNG BÁO

CHƯƠNG TRÌNH LIÊN HOAN VĂN NGHỆ

Liên đội 3E Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ. Có các tiết mục đặc sắc sau đây :

Hát tốp ca "Đời đời ơn Bác"

Hát đơn ca "Em mơ gặp Bác Hồ"

Biểu diễn đàn Oóc-gan bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng"

Múa hoa sen

Đọc một đoạn thơ về Bác ...

Địa điểm : Hội trường của nhà trường

Thời gian : 19 giờ tối thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010.

Mời tất cả các bạn trong trường cùng tới xem.

TIẾT 2

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

2. Thi tìm từ ngữ về các chủ điểm sau :

a) Bảo vệ Tổ quốc :

- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc : đất nước, non sông, giang sơn, sông núi, cõi bờ, sơn hà, quốc gia, nước nhà,...

- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc : canh gác, tuần tra, phòng ngự, kiểm soát bầu trời, chiến đấu, đánh giặc, phá đồn giặc, tiêu diệt giặc, bắn cháy tàu chiến địch, chống xâm lăng,...

b) Sáng tạo :

- Từ ngữ chỉ trí thức : kĩ sư, bác sĩ, thầy giáo, cô giáo, giáo viên, giáo sư, phó giáo sư, luật sư, nhà nghiên cứu, nhà bác học, viện sĩ viện hàn lâm khoa học,...

- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức : nghiên cứu, thí nghiệm, giảr.g dạy, khám bệnh, thuyết trình, viết sách khoa học,...

c) Nghệ thuật:

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật : nghệ sĩ, nghệ nhân, nhạc sĩ, nhạc công, hoạ sĩ, ca sĩ, vãn sĩ, thi sĩ, nhà điêu khắc, nhà đạo diễn, nhà quay phim, diễn viên điện ảnh, diễn viên kịch nói, diễn viên múa, nhà tạo mốt,...

- Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật : sáng tác, biểu diễn, hát múa, diễn kịch, đóng phim, quay phim, viết truyện, làm thơ, nặn tượng, vẽ tranh, chơi đàn, chụp ảnh,...

- Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật : âm nhạc, hội hoạ, văn học, kiến trúc, kịch, điện ảnh, điêu khắc, thời trang,...

TIẾT 3

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

2. Nghe - Viết : Nghệ nhân Bát Tràng

TIẾT 4

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

2. Đọc bài thơ sau : Cua Càng thổi xôi

- Trả lời các câu hỏi :

a) Trong bài thơ đó, mỗi con vật được nhân hoá nhờ các từ ngữ nào ?

- Trong bài thơ đó, mỗi con vật được dùng các từ ngữ sau để nhân hoá :

Cua Càng : thổi xôi, đi hội, cõng nồi

Tép : được gọi là cái tép, đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng : xong!

Ốc : được gọi là cậu ốc, vặn mình, pha trà

Tôm : chú tôm, lật đật, đi chợ, dắt tay bà Còng

Sam : bà Sam, dựng nhà

Còng : bà Còng

Dã tràng : ông dã tràng, rụng hai răng, khen xôi dẻo

b) Em thích hình ảnh nào ?

- Tuỳ các em chọn hình ảnh mà mình thích nhất.

Ví dụ : Em thích hình ảnh :

Cua Càng đi hội

Cõng nồi trên lưng

Vừa đi vừa thổi

Mùi xôi thơm lừng

Vì hình ảnh này tả được con cua có cái mai trên lung (giống như cái nồi) và vừa đi vừa làm những bong bóng nước sùi ra (gioosng như một nồi cơm đang sôi). Tác giả đã dùng trí sáng tạo dể viết ra một hình ảnh thật ngộ nghĩnh và lí thú.

TIẾT 5

1. Ôn luyện tập đọc và hộc thuộc lòng.

2. Nghe và kể lại chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng

a) Chú lính được cấp ngựa để làm gì ?

- Chú lính được cấp ngựa để đì làm một công việc gấp.

b) Chú sử dụng con ngựa như thế nào ?

- Chú sử đụng con ngựa theo cách sau : chú không cưỡi mà cứ vừa đi vừa đánh roi cho ngựa chạy và chạy theo sau nó.

c) Vì sao chú cho rằng chạy như thế nhanh hơn cưỡi ngựa ?

- Khi nhiều người ngạc nhiên hỏi chú sao không cưỡi ngựa thì chú trả lời là chạy bộ có sáu cẳng nhất định phải nhanh hơn là cưỡi ngựa chỉ có bốn cẳng.

TIẾT 6

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

2. Nghe - Viết bài thơ : Sao Mai

TIẾT 7

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

2. Thi tìm từ ngữ theo chủ điểm :

a) Lễ hội :

- Tên nột số lễ hội : Hội Đền Hùng, Hội Đền Gióng, Hội Đền Kiếp Bạc, Hội Chùa Keo, Hội Chùa Bà.

- Tên một số hội : Hội Lim, Hội bơi trải, Hội chọi trâu, Hội đua voi, Hội Khoẻ Phù Đổng, ...

- Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội : cúng lễ, hát đối đáp, thả diều, thi nấu cơm, thi vật, đánh đu, leo cột mỡ, nhảy bao bố, kéo co, ném còn, múa sạp, múa xoè, múa quạt, ...

b) - Từ ngữ chỉ những người hoạt động thể thao : cầu thủ, vận động viên, đấu thủ, trọng tài chính, trọng tài biên, huấn luyện viên, thủ môn, ...

- Từ ngữ chỉ các môn thể thao : bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng nước, bóng chày, bóng bầu dục, khúc côn cầu, bóng bàn, bắn súng, đua thuyền, vật, bơi, quyền anh, nhảy cao, nhảy xa, chạy (nhiều cự li), nhảy sào, thể dục dụng cụ, thể dục thể hình, ném tạ, ném lao, xà đơn, xà kép, xà lệch, ...

c) Ngôi nhà chung :

- Tên các nước Đông Nam Á : Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Mi-an-ma, Đông Ti-mo.

- Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á : Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ, Nga, Ô-xtra-li-a, An Độ, Nê-pan, Băng-la-đét, Pa-kít-tăng, Áp-ga-nít-tăng, Pháp, Đức, Anh, Áo, Ý, Bỉ, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, ...

d) Bầu trời và mặt đất :

- Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên : nắng, mưa, dông, bão, gió, hạn, lũ lụt, vòi rồng, sóng thần, động đất, sấm, sét, lở núi, thuỷ triều, ...

- Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu đẹp thiên nhiên: xây dựng nhà cửa, trồng cây gây rừng, đắp đập, đào kênh, bảo vệ thú rừng, bảo vệ biển khơi, ,..

TIẾT 8

BÀI LUYỆN TẬP

A. Đọc thầm bài văn : Cây gạo

B. Chọn câu trả lời đúng :

1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào ?

Trả lời : Chọn câu a : Tả cây gạo.

2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ?

Trả lời : Chọn câu c : vào hai mùa kế tiếp nhau.

3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?

Trả lời : Chọn câu c : có ba hình ảnh so sánh.

Đó là các hình ảnh :

Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

4. Những sự vật nào được nhân hoá ?

Trả lời : Chọn ý b : Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá.

Trong câu "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim", tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào ?

Trả lời : Chọn ý a : Tả cây gạo bằng một từ chỉ hoạt động của người (gọi đến).

TIẾT 9

BÀI LUYỆN TẬP

A. Nhớ - Viết : Mưa (2 khổ thơ đầu)

B. Tập làm văn

Viết 5 - 7 câu theo một trong các đề bài sau :

1. Kể về một người lao động.

2. Kể về một ngày lễ hội.

3. Kể về một cuộc thi đấu thể thao.

Bài viết:

Kể về một người lao động

Bác Sáu Hải là một nông dân khoẻ mạnh và siêng năng. Hằng ngày, bác thường dậy rất sớm và gọi cả nhà cùng dậy. Đến khoảng sáu giờ sáng, sau khi đã ăn sáng qua loa, bác vác cuốc ra đồng. Bác dùng cuốc vun luống và làm cỏ cho khoai, đậu. Bác tới ruộng đắp lại bờ để giữ nước cho lúa. Xong các việc ngoài đồng, bác lại trở về vườn tưới nước cho cây, phun thuốc trừ sâu hoặc chiết cành, ghép cây. Bác làm việc luôn tay nên vườn ruộng nhà luôn luôn xanh tốt và cho nhiều hoa trái.

Viết bình luận