Soạn bài: Ôn tập cuối học kì II

Tiết 1

* Bài tập 1

Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của thầy cô.

* Bài tập 2

Kiểu câu “Ai thế nào?” - Kiểu câu “Ai là gì?”

-------Thành phần câu

Đặc điểm

Chủ ngữ Vị ngữ
Câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ? Thế nào?
Cấu tạo

- Danh từ, cụm danh từ

- Đại từ

- Tính từ, cụm tính từ

- Động từ, cụm động từ

Câu hỏi Ai (Cái gì, con gì? ) Là gì, (là ai, là con gì?)
Cấu tạo - Danh từ, cụm danh từ Danh từ, cụm danh từ

Tiết 2

* Bài tập 1

Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của thầy cô.

* Bài tập 2

Các loại trạng ngữ

Câu hỏi

Ví dụ

TrN chỉ thời gian

đâu?

- Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi

 

Khi nào?

- Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng.

TrN chỉ thời gian

Mấy giờ?

- Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường.

 

Vì sao?

- Vì vắng tiếng cười, Vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.

TrN chỉ nguyên nhân

Nhờ đâu?

- Nhờ siêng năng, chăm chỉ, chỉ 3 tháng sau, Nam đã vượt lên đầu lớp.

 

Tại đâu?

- Tại Hoa biếng học mà tổ chẳng được khen.

TrN chỉ mục đích

Để làm gì?

 

Vì cái gì?

- Để đỡ nhức mắt, người làm việc với máy vi tính cứ 45 phút phải nghi giải lao.

- Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng.

TrN chỉ phương tiện

Bằng cái gì?

 

Với cái gì?

- Bằng một giọng rất nhỏ nhẹ. chân tình. Hà khuyên bạn nên chăm học.

- Với đôi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được một con trâu đất y như thật.

Tiết 3

* Bài tập 1

Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của thầy cô.

* Bài tập 2:

Lời giải:

THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC VIỆT NAM

(TỪ NĂM HỌC 2001 - 2001 ĐẾN 2004 - 2005)

1) Năm học

2) Số trường

3) Số học sinh

4) Số giáo viên

5) Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số

2000 - 2001

13 859

9 741 100

355 900

15,2%

2001 - 2002

13 903

9 315 300

359 900

15,8%

2002 - 2003

14 163

8 815 700

363 100

16,7%

2003 - 2004

14 346

8 346 000

366 200

17.7%

2004 - 2005

14 518

7 744 800

362 400

19,1%

* Bài tập 3:

Lời giải:

Chọn ý trá lời đúng

a)Tăng

b) Giảm

c) Lúc tăng lúc giảm

d) Tăng

Tiết 4

* Bài tập 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc

* * *

BIÊN BẢN HỌP (Lớp 50)

1. Thời gian, địa điểm.

- Thời gian: 16h30’, ngày 18/5/2006

- Địa điểm: lớp 5C, Trường Tiểu học Hùng Vương

2. Thành viên tham dự: các chữ cái và dấu câu

3. Chủ tọa, thư kí:

- Chủ tọa: bác Chừ A

- Thư kí: Chữ c

4. Nội dung cuộc họp:

- Bác Chữ A phát biểu: Mục đích cuộc họp - tìm cách giúp đỡ Hoàng không biết chấm câu. Tình hình hiện nay: Vì Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết những câu rất vô nghĩa.

- Anh Dấu Chấm phân tích nguyên nhân: Khi viết, Hoàng không để ý đến các dấu câu, mỏi tay chỗ nào, chấm chỗ ấy.

- Đề nghị của Bác Chữ A và cách giải quyết, phân việc: Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, Anh Dấu Chấm phải yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn. Anh Dấu Chấm có trách nhiệm giám sát Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này.

- Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến của chủ tọa.

- Cuộc họp kết thúc vào 17h30’, ngày 18/5/2006.

Người lập biên bản kí                                Chủ tọa kí

Chữ  C                                                  Chữ A

Tiết 5

* Bài tập 1

Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của thầy cô.

* Bài tập 2

a) Học sinh tự chọn miêu tả một hình ảnh rất sống động về trẻ em mà các em thích.

Ví dụ: Tuổi thơ đứa bé da nâu. Tóc khét nắng màu râu bắp. Thả bò những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát. Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn. Những hình ảnh đó gợi cho em nhớ lại lời ba kể về tuổi thơ nghèo khổ của ba ngày xưa...

b) Buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển được nhà thơ tả bằng cảm nhận của nhiều giác quan.

- Thị giác (mắt) để thấy hoa xương rồng chói đỏ. Những em bé da nâu tóc khét náng màu râu bắp, chim bay phía vầng mây như đám cháy / võng dừa đưa sóng, những ngọn đèn bắt vội dưới màn sao, những con bò nhai cỏ...

- Bằng thính giác (tai) để nghe tiếng hét của những đứa trẻ thả bò / nghe thấy lời ru / nghe thấy tiếng đập đuôi của những con bò đang nhai lại cỏ.

- Bằng khứu giác (mũi) để ngửi thấy mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ.

Tiết 6

* Bài tập 1

Nghe - viết: Trẻ em ở Sơn Mỹ (11 dòng đầu). Chú ý cách trình bày thư thể hiện tự do và viết đúng những chữ dễ viết sai (Sơn Mỹ bết...)

* Bài tập 2

Viết đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của tiết học.

Ví dụ: Trước mặt em là một đám trẻ chăn bò. Tuổi các bạn không lớn hơn em mấy. Thế mà bạn nào bạn nấy tóc đỏ màu râu bắp, da đen nhẻm vì quanh năm phải phơi mình trong nắng gió miền ven biển nghèo khổ này. Tuy vậy, các bạn vẫn hồn nhiên ngồi trên lưng bò, các bạn nghêu ngao hát một bài ca gì đó nghe chẳng rõ lời.

Tiết 7

Bài luyện tập

A - Đọc thầm

Cây gạo ngoài bến sông

Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì. Chiều nay, đi học về. Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gẫy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào múc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.

Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông... Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.

Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn... Tháng ba sắp tới, bên sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế.

(Theo Mai Phương)

B - Dựa vào nội dung bài học, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng

1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?

a) Cây gạo già, thân cây xù xì, gai góc, mốc meo: Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.

b) Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

c) Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi?

a) Cây gạo thêm một mùa hoa

b) Cây gạo xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời.

c) Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn.

3. Trong chuỗi câu “Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì”, từ bừng nói lên điều gì?

a) Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ.

b) Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên.

c) Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.

4. Vì sao cây gạo “buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống ủ ê”?

a) Vì sông cạn nước, thuyền bè không có.

b) Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới.

c) Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.

5. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo?

a) Lấy cát đổ đầy gốc cây gạo

b) Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra.

c) Báo cho ủy ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu.

6. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?

a) Thể hiện tinh thần đoàn kết

b) Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.

c) Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu.

7. Câu nào dưới đây là câu ghép?

a) Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.

b) Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, tỉ tê.

c) Cứ mồi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

8. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió” được nối với nhau bằng cách nào?

a) Nối bằng từ “Vậy mà”.

b) Nối bằng từ “thì”

c) Nối trực tiếp (không dùng từ nối).

9. Trong chuỗi câu “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm...”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?

a) Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ

b) Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ

c) Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

10. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì?

a) Ngăn cách các vế câu

b) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

c) Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

Lời giải:

Câu 1: ý a       Câu 2: ý b         Câu 3: ý c        Câu 4: ý c        Câu 5: ý b

Câu 6: ý b       Cáu 7; ý b         Câu 8: ý a        Câu 9: ý a        Câu 10: ý c

Tiết 8

Đề bài: Thầy giáo em rất tận tụy với nghề. Hãy tả lại thầy em lúc đang say sưa giảng một môn học nào đó mà em nhớ nhất.

Dàn bài

1. MỞ BÀI

Giới thiệu thầy đứng trước bảng.

2. THÂN BÀI

+ Sơ lược hình dáng: năm mươi tuổi - ốm - tóc bạc - trán có nếp nhăn.

+ Hoạt động giảng bài: cẩn thận - nhiệt tình - giảng cặn kẽ.

3. KẾT LUẬN

Kính yêu thầy - nhớ ơn thầy

Bài làm tham khảo

Bây giờ, đã nhiều năm trôi qua, nhưng em không thể nào quên được hình ảnh thầy Huy đang đứng trước bảng đen. Đó là thầy giáo lớp Ba của em ngày xưa.

Tuy thầy đã ngoài năm mươi tuổi nhưng thầy luôn tận tụy với nghề dạy học. Em nhớ rất rõ, hôm ấy là giờ Toán. Bài Toán đố thuở ấy, đối với em bây giờ không khó lắm, nhưng không hiểu sao cả lớp đều bí, không làm được. Có lẽ là loại Toán mới gặp lần đầu.

Đề ra xong, cả lớp ngồi cắn viết. Riêng em cứ vờ cắm cúi làm, nhưng thật sự em cũng chẳng tìm được một lời giải nào.

Thấy thế, thầy ra lệnh cho cả lớp ngưng viết và cùng quay nhìn lên bảng. Thầy bắt đầu đọc lại đề Toán, nhắc nhở chúng em từng chi tiết trong bài.

Thầy giảng chầm chậm. Cả lớp im phăng phắc, không ai dám nói chuyện, vì biết tánh thầy rất nghiêm. Giọng thầy hơi run vì tuổi già, nhưng rất ấm áp và rõ ràng. Dường như lúc giảng bài thầy quên hết mọi chuyện xung quanh. Có lúc thầy lặp đi lặp lại cặn kẽ một vấn đề cần thiết hoặc dừng lại, gọi vài học sinh lơ đãng để truy bài. Giảng đến đâu, thầy dùng thước vẽ hình đến đó thật cẩn thận. Thầy hay dùng phấn màu tô lại những chỗ cần lưu ý chúng em.

Ít ai nghĩ rằng thầy ốm yếu mà có thể giảng bài một cách khỏe khoắn như thế. Lúc bình thường, thầy chỉ nói vừa đủ để cho chúng em nghe thôi.

Nhìn vẻ say sưa giảng bài, em thầm kính phục thầy vô cùng. Vì học trò, cả đời thầy không quản khó nhọc. Sau khi giảng xong, tất cả lớp đều hiểu được bài, thầy mỉm một nụ cười sung sướng. Trên vầng trán hơi nhăn của thầy, lấm tấm những giọt mồ hôi làm ướt mấy sợi tóc đã bạc trắng vì cần lao và năm tháng.

Em kính yêu thầy vô cùng, vì thầy đã dạy dỗ chúng em nên người.

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ II

1. Lãn Ông không nhận làm quan chữa bệnh trong cung vua vì

a) Muốn đem khả năng của mình ra trị bệnh cho nhiều người nghèo.

b) Không thích chức vụ cao và tiền bạc nhiều

c) Cả hai lí do vừa kể.

2. Những thành ngữ, tục ngữ nói về đức tính cần cù, chăm chỉ:

a) Nửa đêm gà gáy                 b) Dãi nắng dầm mưa

c) Dãi gió dầm sương             d) Thức khuya dậy sớm

e) Chín bỏ làm mười              g) Tích tiếu thành đại

h) Hứng mũi chịu sào

3. Điền từ chỉ màu đen vào sau từ chỉ vật để có các từ ghép chỉ vật có màu đen thích hợp.

a) quần áo.. :                      b) mắt......                         c) mèo....

d) chó.........         e) ngựa.....

4. Câu thơ thể hiện nỗi lo của người nông dân

a) Trông trời, trông đất trông mây

Trông mưa, trông nắng

Trông ngày, trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

b) Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng

c) Ơn trời mưa nắng phải thì

d) Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

5. Viết ý nghĩa các câu thơ sau

a) Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tâm lòng

b) Ai ơi bưng bát cơm đầy.

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

c) Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

6. Điền vào chỗ trống tên hai bài thơ hoặc ca dao có hình ảnh diễn tả nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo, hạt vàng.

7. Điền ch hoặc tr vào từng chỗ trống để có những từ ngữ viết đúng chính tả.

a) chuột ...ù          b) chạm ...ổ              c) dự ...ù               d) điều ...ị

e) cứu ...ợ             g) quán ...ọ               h) đi ...ợ               i) nhà ...ọ

8. Điền vào chỗ trống các từ ngữ chỉ công việc chính của người làm ở mỗi nghề sau đây:

a) Hướng dẫn viên du lịch:.....     b) Nông dàn:........................

c) Bộ đội biên phòng:.........     d) Công an:..........................

e) Thầy có giáo:............       g) Bác sĩ:.....................................

9. Học bài Trần Thủ Độ em thấy nhân vật này là người:

a) Không vì tình riêng mà xử sự trái với phép nước

b) Cư xử nghiêm minh với những kẻ định mua quan bán tước

c) Nghiêm khắc với chính mình và với người khác trong công việc

d) Tất cả các ý đã nêu

10. Những từ chỉ các bộ phận thuộc chủ quyền một quốc gia

a) vùng miền                    b) vùng cao                           c) không phận

b) sông ngòi                     e) lãnh thổ                            g) lãnh hái

11. Điền d hoặc v vào từng chỗ trống để có những từ ngữ viết đúng chính tả

a) ...òng sông      b) ...òng quanh          c) Cặp ...a                  đ) Ví ...ụ

e) ...a chạm         g) nhiệm ...ụ             h) ...u lịch                  i) ...àng bạc

12. Điền vần ong hoặc ông để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) c... cha nghĩa mẹ                            b)    Ph... ba bão táp

c) L... trời lở đất                                 d)    Của một đồng. c... một nén.

13. Những từ cùng nghĩa với từ công dân

a)công chúng                                      b) người dân

c) dân                                                  d) công chức

e) công nhân

14. Qua bài Trí dũng song toàn, em thấy Giang Văn Minh có những phẩm chất:

a) Thật thà                                           b) Dũng cảm

c) Thông minh                                     d) Tự hào dân tộc

15. Điền vào chỗ trống

a) Tên hai danh lam thắng cảnh ở nước ta:.......

b) Tên hai thành phố lớn của nước ta:........

c) Tên hai con sông lớn ở nước ta:.......

16. Điền hai từ chỉ phẩm chất của quan án trong bài Phân xử tài tình

17. Điền vào mỗi chỗ trống những từ ngữ của một việc làm thể hiện ý thức giữ gìn trật tự.

a) Trong rạp chiếu bóng:....         b) Trong khu vui chơi giải trí:....

c) Trong bệnh viện ....              d) Trong khu vui chơi giải trí

18. Viết lại cho đúng từng tên địa lí có trong đoạn thơ vào chỗ trống:

Ai vô nam ngãi, bình phú, khánh hòa

Ai lên Phan rang, phan thiết

Ai lên Tây nguyên, Kon Turn. Đắc lắc

Khu năm dằng dặc, khúc ruột miền Trung

Ai về với quê hương ta tha thiết

Sông Hương, bến hái, cửa túng.

19. Ngày giỗ Tô Hùng Vương gợi cho dân ta suy nghĩ

a) Nhớ về công lao dựng nước của các Vua Hùng

b) Nhớ về nguồn cội

c) Nhớ về truyền thống xây dựng và Bảo vệ Tố quốc của dân tộc ta

d) Tất cả những suy nghĩ đã nêu trên

20. Trong khổ đầu bài thơ Cửa sông, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật

a) So sánh                          b) Chơi chữ                           c) Nhân hóa

21. Điền vào chỗ trống nghĩa các thành ngữ tục ngữ

a) Tôn sư trọng đạo:....

b) Uống nước nhớ nguồn:..........

c) Tiên học lễ, hậu học văn:.......

22. Điền vào mỗi chỗ trống một thành ngữ tục ngữ thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:

a) Lao động cần cù:......               b) Yêu nước:.....

c) Nhân ái:.....                              d) Đoàn kết:......

23. Điền vào từng chỗ trống các từ ngữ chỉ tính cách của từng nhân vật trong câu chuyện Một vụ đắm tàu (tốt bụng, kín đáo, chịu đựng, dễ xúc động, dịu dàng, quả quyết, cao thượng, tận tụy, dũng cảm).

a) Tính cách của Ma-ri-ô:..

b) Tính cách cùa Giu-li-ét-ta:.....

24. Áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống Việt Nam vì:

a) Áo dài thể hiện phong cách tế nhị kín đáo của phụ nữ Việt Nam

b) Trong tà áo dài hình ảnh người phu nữ Việt Nam có vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại và thanh thoát.

c) Cả hai lí do trên.

25. Viết ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

a) Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo con lăn.

b) Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

c) Một mẹ già bằng ba mẫu ruộng.

ĐÁP ÁN

1. c

2. b, c, d, h

3. a) quần áo thâm                     b) mắt huyền                      c) mèo mun

d) chó mực                           e) ngựa ô

4. a

5. a) Nói lên quyết tâm lao động trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt của người nông dân.

b) Khuyên người ta phải nhớ ơn người làm ra hạt gạo

c) Khuyên người ta chăm chỉ cấy cày

6. a) Hạt gạo làng ta.

b) Ca dao về lao động sản xuất

7. a) chuột chù            b) chạm trổ               c) dự trù               d) điều trị

e) cứu trợ                 g) quán trọ                h) đi chợ              i) nhà trọ

8. a) Hướng dẫn viên du lịch: Đưa khách đi thăm và giới thiệu cho khách biết những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và những truyền thống tốt đẹp của đất nước.

b) Nông dân: Trồng trọt, chân nuôi.

c) Bộ đội biên phòng: Canh giữ biên giới và hải đảo của Tổ quốc

d) Công an: Giữ trật tự ở làng xóm, phố phường, nơi công cộng.

e) Thầy cô giáo: Dạy học

g) Bác sĩ: Khám và chữa bệnh

9. d

10. c, e, g

11. a) dòng sông          b) vòng quanh     c) cặp da     d) ví dụ

e) va chạm               g) nhiệm vụ       h) du lịch     i) vàng bạc

12 a) Công cha nghĩa mẹ     b) Phong ba bão táp

c) Long trời lở đất          d) Của một đồng công một nén

13. b, c

14. b, c, d

15. a) Tên hai danh lam thắng cảnh ở nước ta: Sa Pa, Ngũ Hành Sơn.

b) Tên hai thành phố lớn của nước ta: Cần Thơ, Đà Nẵng.

c) Tên hai con sông lớn ở nước ta: Hồng Hà, Cửu Long

16. Thông minh, công bằng.

17. a) Trong lớp học: Không nói chuyện và làm việc riêng khi thầy cỏ giảng hài.

b)Trong rạp chiếu bóng: Không nói to và xả rác bừa hãi.

c) Trong bệnh viện: Đi nhẹ, nói khẽ.

d) Trong khu vui chơi giải trí: Không giầm lèn cỏ, không hái hoa, không làm hỏng đồ vật, cây cối.

18. Ai vô Nam Ngãi, Bình Phú, Khánh Hòa

Ai lên Phan Rang, Phan Tliiết

Ai lên Tây Nguyên, Kon Tum, Đắc Lắc

Khu Năm dằng dặc, khúc ruột miền Trung

Ai về với quê hương ta tha thiết

Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng.

19.d

20. a

21. a) Tôn sư trọng đạo: Phải biết tôn trọng thầy cô, nghề dạy học và việc học hành.

b) Uống nước nhớ nguồn: Khi được hưởng thành quả, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên.

c)Tiên học lễ, hậu học văn: Phải học lễ nghĩa, đạo đức trước khi học văn hóa.

22. a) Lao động cần cù: Thức khuya dậy sớm, Một nắng hai sương.

b) Yêu nước: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

c) Nhân ái: Thương người như thể thương thân, Môi hở răng lạnh.

d) Đoàn kết: Trên dưới một lòng, Đồng tâm hiệp lực

23. a) Tính cách của Ma-ri-ô: Kín đáo, chịu đựng, quả quyết, cao thượng, dũng cảm.

b) Tính cách của Giu-li-ét-ta: Tốt bụng, dễ xúc động, dịu dàng, tận
tụy.

24.c

25. a) Thương yêu con, nhường nhịn những thuận lợi và điều tốt đẹp cho con.

b) Dũng cảm, anh hùng chống giặc.

c) Mẹ dù già vẫn chăm sóc, giúp đỡ con cái rất nhiều.

Viết bình luận