Soạn bài: Nhân vật giao tiếp

Bài tập 1

a) Trong hoạt động giao tiếp trên chủ yếu có hai nhân vật giao tiếp. Một là hắn (tức là Tràng). Hai là thị (là một trong mấy cô gái ngang lứa tuổi nhau). Về mặt lứa tuổi, họ cùng lứa tuổi với nhau, về mặt giới tính một nam, một nữ. Về tầng lớp xã hội, họ cùng một tầng lớp xã hội, đều là những người lao động nghèo khổ.

b) Các nhân vật này thường xuyên hoán đổi vai người nói, vai người nghe nghĩa là có sự luân phiên lượt lời.

Lượt lời đầu tiên của nhân vật thị có hai phần: Phần đầu hướng tới các bạn gái cùng lứa (có khối cơm trắng với giò đấy), phần sau hướng tới hắn (Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy.) Ớ đây, cô gái đã có sự chuyển đổi giao tiếp mau lẹ và rất tự nhiên từ các cô gái sang chàng trai. Điều này do cô gái bạo dạn, hơn nữa là do họ cùng lứa tuổi, đều còn trẻ, cùng tầng lớp xã hội với nhau, dẫu rằng có sự khác nhâu về giới tính: một bên là nữ, một bên là nam.

c) Các nhân vật giao tiếp trên đều bình đẳng về vị thế xã hội kể cả lứa tuổi và tầng lớp xã hội. Do đó, họ giao tiếp với nhau hết sức tự nhiên, thoải mái. Nhiều câu nói của họ vì vậy trông không (không có chủ ngữ, không có từ xưng hô), hoặc dùng từ xưng hô thân mật đùa nghịch kiểu khẩu ngữ đằng ẩy - nhà tôi, dùng cả hò dân gian.

d) Đầu tiên, họ có quan hệ xa lạ chưa hề quen biết nhau nhưng đã mau lẹ thiết lập được mốì quan hệ thâm tình do cùng lứa tuổi, cùng tầng lớp xã hội đều là những người lao động chân tay nghèo khổ.

e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp chi phối lời nói của các nhân vật từ lời nói đến cách nói của các nhân vật. Tuy cười đùa nhưng các nhân vật này đều nói về công việc làm ăn, miếng cơm manh áo. Phụ trợ cho lời nói của họ là những cử chỉ điệu bộ mộc mạc tự nhiên (cười như nắc nẻ, đẩy vai nhau, cong cớn, ton ton chạy, liếc mắt cười tít... lời nói được tính khẩu ngữ bình dân (này, đấy, có khối, nhà tôi ơi, đằng ấy nhỉ) nhiều kết cấu khẩu ngữ (có... thỉ, đã... thì) ít từ xưng hô, hoặc nói kiểu trống không.

Bài tập 2

a) Trong đoạn trích trên có các nhân vật giao tiếp: bá Kiến, Chí Phèo, lí Cường, các bà vợ bá Kiến, dân làng. Trường hợp bá Kiến nói vởi Chí Phèo, lí Cường là nói với một người nghe.

Trường hợp bá Kiến nói với các bà vợ và dân làng là nói với nhiều người nghe.

b) So với từng người nghe, vị thế của bá Kiến đều cao hơn. Trong nhà, bá Kiến là chồng đối với các bà vợ, là cha đối với lí Cường. Trong làng tổng, đối với dân làng trong đó có Chí Phèo, bá Kiến từng là lí trưởng, chánh tổng. Chính vì thế, bá Kiến nói giọng hống hách uy quyền. Có khi lời nói của bá Kiến không có lời hỏi đáp, chỉ vì người ta e sợ hoặc nể vì, không muốn dính đến sự việc.

c) Tuy có vị thế cao hơn Chí Phèo nhưng trước cảnh Chí Phèo liều mạng rạch mặt ăn vạ, bá Kiến đã khôn khéo chọn lựa một chiến lược giao tiếp gồm nhiều bước: bôìi bước từ bước 1 đến bước 4. Bước đầu, bá Kiến đuổi các bà vợ và dân làng vừa để tránh lớn chuyện, vừa giữ cho yên ổn với dân làng và các bà vợ, đồng thời cũng để cô lập Chí Phèo và dễ dàng dụ dỗ hắn hơn. Sau đó bá Kiến vuốt ve “hạ nhiệt” cơn tức giận của Chí Phèo bằng những cử chỉ mềm mỏng nhẹ nhàng gọi Chí Phèo là anh đầy vẻ tôn trọng, lại thân mật bỗng đùa: “Cái anh này nói mới hay”... “Lại say rồi phải không'?” lại giọng quan tâm thăm hỏi thân tình (Về bao giờ thế?... Đi vào nhà uống...). Nối theo đó là hai lần bá Kiến “nâng vị thế” của Chí Phèo lên ngang hàng với mình. Lần đầu, bá Kiến dùng ngôi gộp xưng ta như thể Chí Phèo là người trong nhà (không phải người ngoài). Lần sau coi Chí Phèo cùng là người lớn, người trong họ... Bước cuối, bước thứ tư, bá Kiến giả vờ kết tội lí Cường và yêu cầu lí Cường phải đón tiếp Chí Phèo. Nghĩa là đã gián tiếp bênh vực Chí Phèo để hắn hiểu rằng người có lỗi vì đã để xảy ra sự việc là lí Cường chứ không phải là Chí Phèo.

d) Với chiến lược giao tiếp như trên, bá Kiến đã được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Sự việc cho thấy điều này là các chi tiết: cụ bá biết rằng mìnli đã thắng. Chí Phèo đã thấy lòng nguôi ngoai, không còn chửi bới, rạch mặt ăn vạ nữa.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Trong đoạn trích trên có hai nhân vật giao tiếp, đó là anh Mịch và ông Lí. Họ ở chung một làng nghĩa là có quen biết với nhau nhưng ông Lí có vị thế cao là chức sắc trong làng. Còn anh Mịch vị thế tháp, là hạng nghèo khổ, cùng đinh trong làng.

Bởi vậy đọc kĩ lời thoại ta thấy lời của ông Lí là lời của bậc trưởng thượng. Ông luôn hông hách, đe dọa với thái độ không cần, mặc kệ (tự xưng tao, gọi Mịch bằng mày, luôn cau mặt, lắc đầu, giơ roi, dậm dọa. Trái lại Mịch thâ’p cổ bé miệng nên luôn phải van xin, khúm núm cầu cạnh kẻ bề trên).

Bài tập 2

Trong đoạn trích này có năm (5) nhân vật chú bé con, chị con gái, anh sinh viên, bác cu-li xe và nhà nho. Mỗi nhân vật đều có vị thế, sở thích lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quan niệm khác nhau. Bởi thế trước cùng một sự kiện mỗi người chú ý quan tầm đến một mặt khác nhau. Họ thể hiện điều ấy trong lời nói của chính mình. Chú bé con đặc biệt ham thích cái mũ hai sừng trên chóp sọ; chị con gái để tâm đến cái áo dài đẹp; anh sinh viên thích thú với hoạt động diễn thuyết; bác cu-li xe thấy đôi bắp chân ngài bọc ủng mà chạnh lòng nghĩ đến thân phận phải chạy xe với đôi chân trần của mình. Còn nhà nho vô'n hiểu biết uyên thâm và không ưa gì bọn Tây Dương thì đã buông lời mai mỉa chê bai với một thành ngữ: “rậm râu sâu mắt”.

Bài tập 3

a) Trong đoạn trích này, bà lão hàng xóm và chị Dậu có vị thế trên dưới khác nhau do tuổi tác. Bà lão nhiều tuổi hơn dĩ nhiên là ở vị thế trên. Tuy vậy, quan hệ giữa hai người vẫn là quan hệ gần gũi tình thân không cách biệt. Với bà lão, chị Dậu xưng hô cụ - cháu. Còn bà. lão tuy không gọi chị Dậu là gì nhưng gọi anh Dậu là bác trai cách xưng hô gọi đáp ấy cũng thân mật gần gũi nhưng kính trọng này/vâng, cảm ơn cụ. Nhìn chung lời nói và cách nói của bà lão hàng xóm thể hiện một sự quan tâm, đồng cảm còn lời nói cách nứi của chị Dậu cho thấy một lòng biết ơn và kính trọng.

b) Trong đoạn trích trên, sự tương tác về hành động giữa các lượt lời nói của hai nhân vật giao tiếp là: hỏi thăm - cảm ơn; hỏi thăm về sức khỏe - trả lời chi tiết; máeh bảo - nghe theo; dự định - giục giã.

c) Lời nói và cách nói của bà lão hàng xóm và chị Dậu cho thấy đây là những người láng giềng tốt, tuy nghèo khó nhưng họ luôn luôn tối lửa tắt đèn có nhau, quan tâm nhau, đồng cảm nhau và lúc nào cũng sẵn lòng tương trợ. Trong giao tiếp, ngôn ngữ sử dụng của họ thể hiện sự tôn trọng qua lại và ứng xử lịch sự với nhau: có thăm hỏi, khuyên nhủ, cảm ơn, nghe lời...

Cấp trên: hách dịch hăm dọa với thái độ mặc kệ. Ông xưng hô mày tao, luôn lắc đầu, giơ roi, dậm dọa kẻ khác. Còn anh Mịch thì có lời nói của kẻ bên dưới luôn van xin, cầu cạnh, khép nép, khúm núm.

Bài tập 4

Trong đoạn trích này có tất cả năm nhân vật. Mỗi nhân vật ở đây có vị thế, sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quan niệm... không giống nhau. Bởi vậy, trước một sự kiện, sự việc mỗi người quan tâm đến một mặt; một khía cạnh khác nhau và thể hiện diều đó trong lời nói của mình, ơ đây chú bé con thì chú ý vì thích thú với cái mũ hai sừng trên chóp sọ, chị con gái khen cái áo dài đẹp, anh sinh viên thì nghĩ đến hoạt động diễn thuyết, bác cu-li xe thì chỉ đế ý đến đôi bắp chân ngài bọc ủng mà thêm chán ngán cho phận bạc chạy xe và đôi chân trần tội nghiệp của mình. Còn nhà nho thì do tính cách thâm thúy và có ác cảm với bạn “Tây Dương” nên đã mỉa mai, đã kích bằng thành ngữ “rậm râu, sâu mắt”.

Bài tập 5

a) Bà lão hàng xóm và chị Dậu có quan hệ láng giềng gần gũi thân tình với nhau. Bà lão lớn tuổi hơn chị Dậu nghĩa là ở vị thế trên nhưng quan hệ của họ không cách biệt. Vì thế, lời nói của hai người mang đậm sắc thái thân mật. Chị Dậu xưng hô với bà cụ là: cụ - cháu.

Bà lão gọi anh Dậu là bác trai. Bà lão quan tâm đồng cảm với gia đình chị Dậu. Còn chị Dậu biết ơn và kính trọng bà cụ.

b) Sự tương tác về hành dộng nói theo các lượt lời 4 bước.

- Bước 1: Bá Kiến xua đuổi các bà vợ và dân làng trước tiên là tránh rùm beng lớn chuyện, sau đó là cô lập Chí Phèo nhằm tìm cách dụ hắn và cũng nhằm để giữ thê diện mình

- Bước 2: Bá Kiến dùng những cử chỉ nhẹ nhàng, dùng lời xưng hô gọi Chí là anh lại nói giọng dùa vui: “Cái anh này nói mới hay!... lại say rồi phải không” kể cả việc dùng lời thăm hỏi thân mật: “Về bao già thế'?... Đi vào nhà uống nước”.

- Bước 3: Bá Kiến nâng cao vị thế Chí Phèo bằng hai lượt lời (dùng ngôi gộp đế xưng hô ta, xem Chí như người trong nhà, xem Chí như người lớn; thậm chí có bà con với mình.

- Bước 4: Bá Kiến giả vờ kết tội lí Cường cũng có nghĩa là có ý bênh vực Chí Phèo.

d) Với chiến lược giao tiếp như dã nói, bá Kiến dã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp của mình. Cụ bá biết mình đã thắng. Chí Phèo cũng đã thấy lòng người ngoài, ngưng ngay cuộc chửi bới, rạch mặt, ăn vạ.

Viết bình luận