Soạn bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

1. ĐỀ BÀI

Đề 1. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: "Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước" (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyển tập, NXB Giáo dục, 2007).

Hãy bày tỏ ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên.

Đề 2. Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết "Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh" (Tuyển tập Hoài Thanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1982).

2. GỢI Ý

ĐẾ 1

a) Tìm hiểu đề

Để hiểu đúng đề, anh (chị) hãy làm rõ nghĩa các từ, cụm từ:

- Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau (tức là không nghèo nàn, đơn điệu).

- Chủ lưu: dòng chính, bộ phận chính (khác với phụ lưu, chi lưu).

- Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay, ý chung cả lời nhận xét của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai: Văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thế loại khác nhau. Giữa nhiều dòng, nhiều hình thức đó, từ xưa đến nay, bộ phận văn học yêu nước có địa vị trọng yếu nhất

Yêu cầu của đề bài: Đề này yêu cầu học sinh làm rõ ý kiến của GS. Đặng Thai Mai cho rằng từ xưa đến nay, trong cái phong phú đa dạng của văn học Việt Nam, dòng văn học yêu nước là một chủ lưu.

b) Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu ý kiến của GS. Đặng Thai Mai.

Thân bài:

- Văn học Việt Nam rất phong phú, đa dạng.

- Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử Văn học Việt Nam

- Lí giải nguyên nhân khiến văn học yêu nước trở thành chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.

Kết bài: Nhận định của anh (chị) về ý kiến của GS. Đặng Thai Mai và giá trị hiện nay của ý kiến đó.

ĐẾ 2

a) Tìm hiểu đề

- Tiểu sử Hoài Thanh và ý kiến trích dẫn: Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, sinh năm 1909 ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộ, tỉnh Nghệ An, mất ngày 14 - 3 - 1982 tại Hà Nội. Ông từng là Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật, Tổng thư kí Hội Vãn học nghệ thuật Việt Nam, Viện phó Viện Văn học, và chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ cho đến năm 1975.

Tác phẩm chính: Thi nhân Việt Nam (1941, viết chung với Hoài Chân), Quyền sống con người trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du (1949), Nói chuyện thơ kháng chiến (1951), Phê bỉnh và tiểu luận, tập 1 (1960), tập 2 (1965), tập 3 (1971), Nói chuyện tha (1978), ...

Ý kiến trên của Hoài Thanh được trích từ bài Thơ Tố Hữu viết tháng 5-1976, in lại trong Tuyển tập Hoài Thanh, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1982.

- Biết được những điều trên ta sẽ hiểu: Đây là ý kiến của một người làm công tác văn học nghệ thuật lâu năm, chuyên nghiên cứu và bình luận thơ, và viết bài văn này trong không khí cả nước phân khởi với niềm vui đại thắng, và rộn rã với những công việc trong hoà bình (1976). Biết được thời điểm xuất hiện bài văn, ta có thể biết bài văn này chịu ảnh hưởng của những bài văn nào trước đó (nếu có) và ảnh hưởng của nó đến những bài viết sau...

Phải lưu ý chữ chính trong câu: "Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh".

Như thế theo Hoài Thanh, còn có những nguyên nhân khác góp phần làm nên sự thành công của thơ Tố Hữu như năng khiếu, truyền thống gia đình và quê hương, sự tu dưỡng nghệ thuật. Nhưng cái chính là "thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng".

Thật vậy, tham gia cách mạng từ thời còn đi học, là cán bộ cao cấp lâu năm của Đảng, cuộc sống tinh thần, tình cảm của Tố Hữu luôn hướng về nhân dân, về đất nước, về dân tộc. Đó chính là chất liệu của những bài thơ trữ tình chính trị của ông đời và thơ gắn làm một. (Nếu nói năng khiếu, truyền thống gia đình - quê hương... là nguyên nhân chính chắc không thích hợp.)

Hoài Thanh nói cụ thể vào trường hợp thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu không nói đến lí do thành công của mọi nhà thơ.

Ta biết rằng nhu cầu tinh thần, tình cảm của con người phong phú, đa dạng nên có nhiều loại thơ trữ tình khác (thơ về tình yêu, về phong cảnh...) với những nguyên nhân thành công khác.

Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị (Từ ẩy, Việt Bắc, Gió lộng). Phần lớn thơ trước Cách mạng tháng Tám 1945 của Xuân Diệu (Thơ thơ, Gửi hương cho gió), của Nguyễn Bính (Tâm hồn tôi, Lã bước sang ngang) là thơ tình yêu. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã bàn đến các bài thơ này.

Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu. Và gợi ý cho chúng ta khi tìm hiểu thơ Chế Lan Viên, Chính Hữu...

Ý kiến ấy cũng đúng về lí luận. Nhà vãn nổi tiếng người Đức Bê-se đã viết: "Nhà văn phải cố gắng sao cho những cái làm cho anh phấn khởi hay xúc dộng cùng là những cái làm cho dân tộc anh vui sướng hay đau khổ. Chỉ có như thế, khi thể hiện về chính lòng mình, anh mới đạt dược độ cao nhất về trữ tinh mà một nhà thơ có thể vươn tới: anh sẽ là tấm gương của tâm hồn dân tộc, anh sẽ là người phát biểu những ước vọng và quyết tâm của dân tộc anh'' (Sổ tay của người viết văn, NXB Văn học, Hà Nội, 1961).

b) Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh. Nêu nhận định khái quát về ý kiến đó.

Thân bài:

- Giới thiệu khái quát những thành công của thơ Tố Hữu.

- Thái độ toàn tâm toàn ý đối với sự nghiệp cách mạng là nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công của thơ Tố Hữu.

- Ở Tố Hữu, nhiệt tình cách mạng hòa làm một với tâm hồn nhạy cảm và nghệ thuật thơ điêu luyện.

Kêt bài: Bài học về sáng tác rút ra từ ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh.

LUYỆN TẬP

Gợi ý: Ý kiến của Thạch Lam có hai vấn đề:

- Nói rõ văn chương không phải để giúp cho con người thoát li, quên lãng cuộc sông hiện thực.

- Khẳng định đó là một vũ khí thanh cao đề tố cáo thế giới giả dối và tàn ác, làm cho con người trong sạch và phong phú hơn.

Trong tình hình văn học trước Cách mạng tháng Tám 1945, đây là một quan niệm nghệ thuật rất tiến bộ. Đến nay, quan niệm đó vẫn còn nguyên giá trị.

DÀN BÀI

1. Mở bài

Giới thiệu Thạch Lam trong giai đoạn văn học 1930 - 1945 và ý kiến của ông về vai trò, tác dụng của văn chương đô'i với con người và xã hội.

2. Thân bài

Giải thích và bình luận:

a) "Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên" nghĩa là thế nào?

Theo Thạch Lam, văn chương không thể xa rời cuộc sống, không quay lưng lại hiện thực. Nó không phải là một liều thuốc an thần. Trong giai đoạn 1930 - 1945, văn học Việt Nam tồn tại nhiều khuynh hướng văn học khác nhau. Có không ít tác phẩm "đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên lãng" như Hồn bướm mơ tiên (Khái Hưng), Thơ say (Vũ Hoàng Chương).

Quan niệm này của Thạch Lam gần gũi với quan niệm của Vũ Trọng Phụng: "Văn chương phải sự thực ở dời", Nam Cao: "Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than".

- Ý kiến này thể hiện một thái độ lựa chọn tiến bộ, tích cực, cho thấy nhà văn, hơn ai hết đã hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình và thấu hiểu được sức mạnh của văn chương.

b) "Văn chương là một thứ vũ khí thanh cao và đắc lực" nghĩa là như thế nào?

- Vốn là một công cụ nghề nghiệp đắc lực của nhà văn, văn chương là tiếng nói của tình cảm, là hình thức nhuần nhuỵ củà tư tưởng, nên tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của người đọc như một thứ vũ khí thanh cao và đắc lực.

- Từ xưa, cha ông ta đã thâu hiếu điều này. Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn... đều là những áng hùng văn bất hủ, có sức lôi cuốn, vực dậy lòng người, đâu kém những đạo quân với binh hùng tướng mạnh. Cụ Đồ Chiểu khẳng định: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà", cho thấy sức mạnh lớn lao của "thứ vũ khí thanh cao và đắc lực ấy".

Trong thực tế, sức mạnh của thứ vũ khí thanh cao và đắc lực nếu bị lợi dụng vào mục đích xấu cũng sẽ gây tác hại không nhỏ cho con người và xã hội.

c) "Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác", "Làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn" nghĩa là như thế nào ?

Văn chương trong một xã hội còn đầy rẫy bất công và tàn ác như lúc bấy giờ, có nhiệm vụ là vạch trần, phê phán những cái xâ'u xa, tệ lậu của xã hội, nghĩa là phải "tố cáo", phải đòi hỏi diệt trừ thay thế nó, đồng thời phải bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sông tâm hồn, thanh lọc và dinh dưỡng tình cảm của con người.

- Nhận thức đúng đắn về hiện trạng của đời sống xã hội lúc bấy giờ, Thạch Lam xác định rõ ràng mục tiêu và nhiệm vụ của văn chương. Ông hiểu rõ mối tương quan giữa chông và xây là hai nhiệm vụ chủ yếu của văn chương.

- Ý kiến trên thể hiện niềm tin của nhà văn vào khả năng của văn chương, khả năng tự cải tạo tâm hồn của con người và quan trọng hơn là niềm tin vào một tương laí sáng sủa hơn của cuộc sông.

3. Kết luận

- Đây đúng là một quan niệm đúng đắn về vai trò và tác dụng của văn chương đối với đời sông xã hội, thể hiện được một thái độ nghề nghiệp đầy nghiêm túc của nhà văn.

- Nhận định của nhà vãn Thạch Lam cho đến ngày nay, ngót năm mươi năm đã trôi qua nhưng vẫn còn mới nguyên tính thời sự và tính chính xác.

BÀI THAM KHẢO

Vãn chương! Hai từ ấy thật giản đơn mà đọc lên cũng có thể dễ dàng hiểu ngay. Nhưng những nội dung, những lượng thông tin mà hai từ giản đơn ấy tải đến cho chúng ta thì lại chẳng đơn giản chút nào. Đó thực sự là một khối lượng đồ sộ của các kiến thức.

Nhưng, nếu văn chương không "đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên lãng" thì văn chương phải là như thế nào? Đó cũng chính là vấn đề trọng tâm mà Thạch Lam đã nêu lên trong qụan niệm của mình "Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thể giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".

Quan niệm này rất đúng, văn chương cần thế và phải thế. Đó chính là một sức mạnh của văn chương mà nếu nhà văn nào biết sử dụng triệt để thì nó rất có ích. Thứ "khí giới thanh cao và đắc lực" ở đây không phải chỉ các thứ khí giới súng ông, gậy gộc mà chúng ta thường gọi là vũ khí, nó chính là sức mạnh của ngòi bút nhà văn, là sức công phá mãnh liệt của văn chương. Từ bao lâu nay, văn chương luôn tiềm ẩn trong nó một sức mạnh rất to lớn mà nếu ai biết "điểm trúng huyệt", thì nó có thể làm lung lay những thành trì vững chãi nhất. đây, những "khí giới thanh cao và dắc lực" có nghĩa văn chương là một thứ vũ khí cao thượng và rất trong sạch, không phải là thứ vũ khí tầm thường, có thể đem đi sử dụng vào bất cứ mục đích nào cũng được, dù mục đích ấy có xấu xa đến đâu cũng mang lại kết quả. Không, không phải thế. Ê-luy-a đã từng nói "Nhà văn là người công dân có ích nhất trong cộng dồng của mình", do đó không thể đem văn chương làm vũ khí phục vụ những mục đích nghệ thuật. Các nhà văn phải dùng văn chương "thứ khí giới thanh cao và dắc lực" để "tố cáo và thay dổi một thế giới giả dối và tàn ác". Đó chính là mục đích chân chính của văn chương. Văn chương đẹm đến cho con người lòng yêu cuộc sống, muốn gần gũi với cuộc sống. Nhưng văn chương cũng phải có nhiệm vụ tố cáo và cải tạo cuộc sống, xã hội cũ để loại bỏ cái xấu xa, tàn ác mà trở về với cái tốt đẹp. Một nhiệm vụ thật khó khăn nhưng lại là một điều kiện khá quan trọng để văn chương và con người tiến tới được những cái tốt đẹp khác hơn. Văn chương không đem đến cho người đọc sự thoát li, sự quên lãng, tức là văn chương khuyên con người hãy trở về thực tại, thì văn chương cũng phải biết dùng sức mạnh của vũ khí thanh cao của mình đế giúp con người được sông trong một xã hội tốt đẹp, hai nhiệm vụ ấy tưởng như không quan hệ với nhau mà thực ra lại có tương quan rất chặt chẽ. Đã thực hiện nhiệm vụ này thì nhiệm vụ kia văn chương cũng không thể từ bỏ. Và đã có rất nhiều các tác phẩm của các nhà văn. đã thực hiện rất xuất sắc nhiệm vụ "tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác" ấy. Trong Những người khốn khổ, Vich-to Huy-go cũng không ngần ngại gì mà không sử dụng sức mạnh "như bom đạn" của ngòi bút để tố cáo thật quyết liệt cái xã hội Pháp "giả dối và tàn ác", cái xã hội đã đày đọa những con người tốt đẹp như Giăng Van- giăng, Cô-dét vào sự đau khổ, sự khôn cùng. Và Lép Tôn-xtôi qua "An-na Ka-rê-ni-na" cũng đã lên án mạnh mẽ xã hội Nga hoàng đã cướp đoạt hạnh phúc và đẩy những người phụ nữ đáng thương, khao khát hạnh phúc như Anna vào cái chết không thể cứu vãn được.

Với vũ khí "thanh cao và dác lực" của mình, văn chương không những chỉ tố cáo xã hội, mà trong sự tố cáo đó, văn chương còn muốn hướng tới mục đích cao cả của mình là "thay đổi" cái xã hội ấy; nghĩa là văn chương không phải tốcáo cốt để dìm sâu "cái thế giới giả dối và tàn ác" xuông vũng bùn đen bẩn mà văn chương phải tìm cách nâng cái thê' giới ấy lên, gạn lại những bản chất tốt đẹp của thê' giới ấy để từ đó phát triển lên. Sự thay đổi ấy, văn chương không thể tự mình đảm nhiệm được, văn chương cũng đã đóng góp một phần quan trọng vào quá trình thay đổi những nét giả dốì và tàn ác của cái bạo tàn của các thế lực đen tối. Ta có thể thấy rõ các tác phẩm của các nhà văn, trong đó có cả Thạch Lam, ngoài mục đích tố cáo xã hội ra, còn hướng người đọc đến một niềm tin rằng "cái thế giới giả dối và tàn ác" trong tương lai sẽ được thay đổi, do lực lượng này hoặc lực lượng khác, và sự trở thành tốt đẹp hơn. Nhưng những điều này, ta sẽ không tìm thấy được trong các tác phẩm của nhà văn lãng mạn như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, bởi quan niệm văn chương của những nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ấy khác với quan niệm của Thạch Lam, một nhà vãn đã khá gần với các nhà văn hiện thực đương thời.

Văn chương không chỉ cốt dùng vũ khí của mình để thay đổi và tốcáo xã hội, mà văn chương còn phải "làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hon". Quan niệm này hoàn toàn tiến bộ. Đây chính là mục đích cao cả nhất mà vãn chương chân chính muôn vươn tới và cũng chính là một trong các chức năng của văn học: Chức năng giáo dục. Bản thân con người luôn luôn vươn tới sự toàn vẹn của chân, thiện, mĩ. Quà trình vươn lên này của con người có rất nhiều yếu tố khác giúp sức, trong đó một yếu tố khá quan trọng là văn chương. Văn chương làm "lòng người thêm trong sạch và phong phú" có nghĩa là văn chương đã giúp cho những tình cảm trong tâm hồn con người trở nên trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn, cao thượng hơn và dồi dào hơn. Đối tượng phục vụ của văn chương chính là con người. Do đó những tác phẩm có giá trị là những tác phẩm phục vụ đắc lực cho con người, giúp con người trở nên "người" hơn.

Lê-nin đã từng nói: "Không có tình cảm thì sẽ không bao giờ và không thể có sự tỉm tòi của con người về chân lí". Chính văn chương đã làm giàu thêm tình cảm của con người. Văn chương cũng đã giáo dục con người tìm đến những cái tốt đẹp, những phẩm chất trong sáng. Từ đó giúp con người nhận thức được ở bản thân mình và cố gắng để hoàn thiện mình.

Từ xưa đến nay, văn chương luôn tìm mọi cách để giáo dục con người. Ngô Thì Nhậm đã từng nói đại ý: văn phải ngăn ngừa điều xấu; khuyến khích điều hay, đó mới chính là giá trị xác thực của văn chương. Nhà vãn Nam Cao cũng đã từng nói ý này: Một tác phẩm hay phải là một tác phẩm mang tính công bình, lòng bác ái, giúp cho người gần người hơn. Đó là những quan niệm rất đúng đắn. Nó góp phần khẳng định tính chất xác đáng trong quan niệm của Thạch Lam.

Nhưng nội dung và các tác phẩm văn chương có giá trị nêu trên đều giúp cho con người có ý thức nhìn nhận lại mình, phát hiện những mặt tốt, từ đó cô' gắng sửa chữa những mặt xấu, phát huy những mặt tốt để làm cho mình trở thành con người toàn diện. Trong truyện "Sợi tóc", Thạch Lam đã miêu tả một cuộc đấu tranh nội tâm rất gay gắt của nhân vật, khi đứng trước ranh giới của vùng sáng lương thiện và bóng tối của tội lỗi, của sự ăn cắp. Cuối cùng, nhân vật đã chiến thắng bản châ't xấu xa, thấp hèn của mình để bước hẳn ra vùng ánh sáng lương thiện. Rõ ràng, khi đọc những truyện như thế, người đọc sẽ suy ngẫm lại mình, những người còn mang trong lòng những suy nghĩ không lành mạnh của sự lường gạt, dôi lừa sẽ cảm thây tỉnh ngộ trong lương tâm, và từ đó sẽ hướng tới những suy nghĩ trong sáng hơn.

Hoặc trong những tác phẩm đầy chất thơ cũng của Thạch Lam như Gió dầu mùa, Dưới bóng hoàng lan, Đứa con dầu lòng... người đọc sẽ cảm nhận được ở nơi đó nhiều tình cảm mới lạ, "êm đềm tựa cánh bướm non". Tầm hồn của mọi người sẽ trở nên dạt dào, tràn trề cảm xúc. Họ càng thấy yêu hơn cặp trai gái trong truyện, mến hơn đôi vợ chồng trẻ và những đứa trẻ. Từ những tình cảm ấy, họ sẽ cảm thấy gần gũi, cảm thông với nhau hơn.

Tóm lại, trong hầu hết các tác phẩm có giá trị của nhà văn chân chính, trong đó có cả các nhà văn lãng mạn cũng như hiện thực, đều có một mục đích làm giàu thêm trong lòng người bằng những cảm xúc mới lạ, làm cho tâm hồn con'người thêm "trong sạch và phong phú hơn".

Quan niệm về văn chương của Thạch Lam rất đúng. Theo tôi đó là một quan niệm đứng gần với văn chương hiện thực hơn, mặc dù Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn. Vì vậy, đúng với quan niệm của mình, các tác phẩm của ông viết đều nhằm vào mục đích ấy. Đi theo một con đường riêng của mình, Thạch Lam cũng đã có thể tự hào vì ông đã để lại được một sô' lượng tác phẩm có giá trị, vừa đậm đà tình cảm thiết tha vừa mang tính hiện thực khá sâu sắc. Với quan niệm ấy, ông không hẳn là một nhà văn lãng mạn nhưng cũng không phải là một nhà văn hiện thực phê phán. Các nhà văn lãng mạn không có những tác phẩm mà trong đó văn chương được sử dụng như là "một khí giới thanh cao và đắc lực" để "tổ cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác". Các tác phẩm của họ thường đề cập đến tình yêu, đến sự giải phóng cá nhân, hoặc có một vài nhà văn lãng mạn đi lệch sang đề tài khác như Lan Khai với tác phẩm Lầm than... nhưng cái đó cũng chỉ là sự vượt biên chút ít, sau đó rồi cũng quay về với đề tài cũ. Còn các nhà văn hiện thực phê phán thì chỉ dùng tác phẩm của mình để "tố cáo" cái xã hội "giả dôi và tàn ác” là xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, chứ chưa có một hướng nào đó để thay đổi cái xã hội ấy tốt đẹp hơn ra.

Do đó, các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán thường có một đúc kết bế tắc, không lối thoát. Đó chẳng qua do nhận thức chưa đến độ chín, có nghĩa là các nhà văn ấy chưa nhìn thấy rõ tương lai, do đó chưa hướng văn chương vào mục đích tốt đẹp, có hiệu quả nhất.

Nhưng nói như thế cũng không có nghĩa là chỉ riêng một mình Thạch Lam đã quan niệm đúng về văn chương và đã nhìn thấy rõ được tương lai. Trong quan niệm về văn chương, ông có cho rằng văn chương phải "thay dổi" cái thế giới, chủ yếu do tính nhân đạo của ông. Ông không muốn nhìn thấy những sự giả dối, độc ác, bạo tàn. Do vậy, ông luôn có ý muốn cho tác phẩm của mình, cho nhân vật của mình thoát ra những cái xấu xa để vươn tới sự tốt. Day cũng là một suy nghĩ tốt đẹp của Thạch Lam, nhưng đâu phải cái gì cũng có thể dễ dàng một sớm một chiều mà thay đổi, ví như cái xã hội thực dân tàn bạo kia, sau này phải nhờ cách mạng mới có thể lật đổ và thay đổi được nó.

Dù sao, ta cũng công nhận quan niệm về văn chương của Thạch Lam là một quan niệm rất đúng đắn. Quan niệm ấy là một sự khái quát lại một trong những tác dụng và giá trị đích thực của văn chương. Văn chương ngày nay cũng vậy, phải phát huy thật triệt để những chức năng của mình, đồng thời phải cùng với con người góp phần thay đổi xã hội, giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

(Học sinh Lê Thị Thuỳ Hương)

Viết bình luận