Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Hạ Tri Chương sinh năm 659, mất năm 744, người tỉnh Chiết Giang. Ông sinh sống và làm việc 50 năm ở kinh đô Trường An, khi già mới trở về quê. Ông là bạn vong niên của nhà thơ Lí Bạch. Hạ Tri Chương còn để lại 20 bài thơ, trong đó có bài rất nổi tiếng là Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

2. Qua miêu tả và cảm nhận hiện thưc chân thật, hóm hỉnh, có phần chua xót, nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người dằng dặc xa quê trong giây phút đầu tiên trở về.

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Qua tiêu đề bài thơ, ta thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này độc đáo ổ chỗ tình cảm quê hương bộc lộ mạnh mẽ ngay khi vừa đặt chân về tới quê, làm cho tác giả xúc cảm mà thành thơ. Nó khác với bài Tĩnh dạ tứ là ở xa quê nhìn trăng mà thương nhớ (vọng nguyệt hoài hương).

2. Trong hai câu đầu, tác giả đã dùng phép đốỉ (tiểu đối) trong câu: thiếu - lão (trẻ - già), tiểu — đại (nhỏ — lớn), li - hồi (rời xa - trở về); hương âm - mấn mạo (giọng quê — tóc mai), vô cải - tồi (không đổi - rụng). Việc dùng phép đối để nhấn mạnh thời trẻ — lúc già có những sự khác biệt, thay đổi rất lớn. Tuy là tiêu đốì nhưng đối rất chỉnh về từ loại và ý nghĩa.

3. Đánh dấu vào bảng

Phương thức biểu đạt

Tự sự

Miêu tả

Biểu cảm

Biểu cảm qua tự sự

Biểu cảm qua miêu tả

Câu 1

X

 

X

X

 

Câu 2

X

X

X

X

X

4. Sự thể hiện tình cảm quê hương của hai câu đầu và hai câu cuối khác nhau về giọng điệu: Hai câu đầu là cảm xúc nhắc lại sự thay đổi của thời gian và con người. Tất cả thay đổi, nhưng có một điều không đổi nhờ vào ý thức, vào tấm lòng yêu quê hương. Đó là giọng quê. Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về việc xuất hiện đám trẻ nhỏ. Nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ lại coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đây chính là điểm trớ trêu, nhưng lại rất hiện thực. Tác giả chấp nhận và không khỏi xót xa. Vì đi quá lâu nên bị coi là người lạ ngay trên quê hương mình, một miền quê mà tác giả không nguôi thương nhớ, bằng mọi cách giữ bằng được giọng quê. Giọng thơ đượm một nỗi buồn sâu kín. Nhưng nhờ thế mà càng làm nổi bật tình quê thắm thiết, sâu nặng của nhà thơ.

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

So sánh bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San:

- Bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ mất chi tiết tóc mai rụng mà chỉ có tóc đà khác xưa, thiếu đi tính cụ thể . Trần Trọng San lại dịch sương pha mái dầu, chỉ tóc bạc như sương. Như vậy cả hai bản dịch không dịch trung thành chi tiết này.

- Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ đánh mất tiếng cười hồn nhiên của trẻ con khi đưa ra câu hỏi, và cũng không sát nghĩa câu thơ gặp nhau, không biết nhau. Trong khi đó, bản dịch của Trần Trọng San trong hai câu này sát với nguyên tác hơn.

Viết bình luận