Soạn bài: Mùa xuân của tôi

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Nhà văn Vũ Bằng (tên thật là Vũ Đăng Bằng), sinh năm 1913 tại Hà Nội, xuất thân trong một gia đình làm nghề xuất bản và mở hiệu sách. Ông là cây bút viết văn, làm báo có tiếng từ trước năm 1945 ở Hà Nội. Sau năm 1954, ông chuyển vào sống ở Sài Gòn. Tuy sống trong vùng địch tạm chiếm với nghề làm báo, viết văn nhưng ông vẫn tham gia hoạt động cách mạng và là một cơ sở tình báo quan trọng của ta.

2. Bài văn này trích trong tập bút kí Thương nhớ mười hai của tác giả viết trong những năm xa quê. Mười hai ở đây là mười hai bài, tương ứng với mười hai tháng trong năm, thể hiện nỗi nhớ thương da diết, ngày này qua tháng khác của nhà văn đối với miền Bắc, với Hà Nội thân yêu trong những năm xa quê.

Trong bài, từ quy luật tình cảm của con người với mùa xuân, tác giả đã đi đến những cảm nhận về mùa xuân Hà Nội, mùa xuân đất Bắc, ấn tượng nhất là cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Bài văn đã cho thấy tình cảm tha thiết, nồng nàn của tác giả với quê hương đất nước, với cuộc sống dân tộc cũng như thái độ trân trọng của tác giả đối với những vẻ đẹp của đời sống, thiên nhiên được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế.

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Bài tuỳ bút đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.

2. Bài viết có thê chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

- Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan") : cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc.

- Đoạn 3 (còn lại) : cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn trên có sự liên kết khá chặt chẽ. Từ quy luật tình cảm chung của con người ("ai cũng chuộng mùa xuân") đến những cảm nhận riêng về mùa xuân ("Tôi yêu sông xanh núi tím..., mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt..."), cuối cùng là cảm nhận sâu sắc về tháng giêng, mạch cảm xúc được phát hiển rất tự nhiên, hợp lô-gíc,

3. Trong đoạn văn từ "Tôi yêu sông xanh, núi tím" đến "mở hội liên hoan", cảnh sắc và không khí mùa xuân miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết, cả trong thiên nhiên và sinh hoạt của con người. Tác giả đã gợi tả được thời tiết và khí hậu đặc trưng của mùa xuân đất Bắc với "mưa riêu riêu, gió lành lạnh", như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trông chèo, câu hát huê tình... hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là trong bầu không khí đoàn tụ gia đình... gợi một hương sắc không thể phai nhoà trong tâm hồn người xa quê.

Không chỉ miêu tả sức sống mùa xuân từ bên ngoài, tác giả đã thể hiện nổi bật sức sống mùa xuân trong lòng người bằng nhiều hình ảnh gợi cảm và so sánh cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây côi, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập manh hơn trong những ngày đông tháng giá". Ngay cả sự cảm nhận về thời tiết cũng phát triển theo hướng tích cực : "... là cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa". Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, trong giọng điệu vừa sôi nổi vừa tha thiết đã tạo nên một đoạn văn rất giàu sức gợi.

4. Trong phần còn lại của đoạn trích (từ "Đẹp quá đi" đến hết), tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng âm lịch.

Tác giả đã chọn đúng thời điểm giao mùa của đất trời. Rất nhiều sự vật, cỏ cây, thời tiết, khí hậu... đang trong quá trình chuyên giao : "Tết hết mà chưa hết hắn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông... trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn...". Trong không khí ấy, lòng người cũng dễ đồng điệu : "mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa". Ấn tượng mãnh liệt về ngày rằm tháng giêng đã giúp tác giả nhớ lại từng chi tiết nhỏ nhặt nhất : "Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trỏ về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm nhưng lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng...". Tình yêu và nỗi nhớ da diết, cháy bỏng đã làm thức dậy những nỗi niềm trong sâu thắm tâm hồn, biến những sự vật, hiện tượng quen thuộc đối với mỗi người dân miền Bắc trở thành những kỉ niệm sâu sắc, thiêng liêng trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của tác giả trở nên đặc biệt tinh tế và nhạy cảm.

5. Trong nỗi nhớ da diết của một người xa quê, tác giả đã tái hiện mùa xuân trên đất Bắc với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm mà chỉ có những người tha thiết yêu quê hương, tha thiết gắn bó với quê hương mới có được. Mùa xuân trên đất Bắc là mùa chuyên giao của đất trời và của lòng người, mùa xuân của sức sống và tình yêu.

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Đây là bài văn miêu tả mùa xuân nhưng không trực tiếp mà được gợi lên từ nỗi nhớ của tác giả. Trong mạch cảm xúc tràn trề, dào dạt, tác giả viết những câu văn dài hơi (có khi cả đoạn dài chỉ là một câu) sử dụng nhiều điệp ngữ và điệp cả cú pháp nên khi đọc dễ bị đứt đoạn. Muốn đọc tốt bài văn này, cần tập cách làm chủ giọng đọc, đọc nhiều lần với những câu dài, chú ý ngắt nghỉ đúng nhịp, theo dấu chấm, dấu phây của bài.

Ví dụ:

"Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt - mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lanh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trông chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng".

"... Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết han, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, nức một mùi hương man mác".

2. Sưu tầm:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiên

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi dưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

Viết bình luận