Soạn bài: Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa

I. NHẬN XÉT

* Bài tập 1

Từ

Nghĩa của từ

Phi nghĩa

Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh với mục đích xấu, không được những người có lương tri ủng hộ.

Chính nghĩa

Hợp với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì công lí, lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.

Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.

* Bài tập 2

Sống/chết; vinh/nhục ( vinh: được kính trọng, đánh giá cao; nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ).

*Bài tập 3

Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản, nêu bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam - thà chết được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.

II. GHI NHỚ

1. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ: cao - thấp, phải - trái, ngày - đêm...

2. Việc đặt các tù trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái... đối lập nhau.

III. LUYỆN TẬP

* Bài tập 1

Lời giải: đục / trong; đen / sáng; rách / lành; dở / hay.

* Bài tập 2

Lời giải: hẹp / rộng; xấu / đẹp; trên / dưới.

* Bài tập 3

Lời giải

- Hòa bình / chiến tranh, xung đột.

- Thương yêu / căm ghét, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, thù hận, hận thù, thù địch, thù nghịch...

- Đoàn kết / chia rẽ, bè phái, xung khắc...

- Giữ gìn/ phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại.

* Bài tập 4

Có thể đặt hai câu mỗi câu chứa một từ. Cũng có thể đặt một câu chứa cả cặp từ.

Ví dụ:

- Nhân dân ta yêu hòa bình. Nhưng kẻ thù lại thích chiến tranh.

- Cha mẹ thương yêu đồng đều các con của mình. Cha mẹ không ghét bỏ đứa con nào.

Hay:

- Nhân dân ta ai cũng yêu hòa bình và ghét chiến tranh.

- Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

Viết bình luận