Soạn bài: Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy

I. NHẬN XÉT

- Các từ phức truyện cổ, ông cha, đời sau do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ; ông + cha).

- Từ phức thầm thì do các tiếng lặp lại âm đầu (th) tạo thành.

- Từ phức lặng im do hai tiếng có nghĩa (lặng + im) tạo thành.

- Ba từ phức (chầm chậm, cheo leo, se sẽ) do những tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành: Từ cheo leo, hai tiếng cheoleo có vần eo lặp lại. Các từ chầm chậm, se sẽ lặp lại cả âm đầu và vần.

II. GHI NHỚ

Có 2 cách chính để tạo từ phức là:

- Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. M: tình thương, thương mến...

- Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy. M: săn sóc, khéo léo...

III. LUYỆN TẬP

1. Xếp các từ phức thành hai loại: từ ghép và từ láy.

 

Từ ghép

Từ láy

Câu a

nhân dân, ghi nhớ, công ơn, đền thờ, mùa xuân, bờ bãi, tưởng nhớ

nô nức

Câu b

dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí

mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp

2. Tìm các từ ghép, từ láy

 

Từ ghép

Từ láy

a) Ngay

ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay dơ

ngay ngắn

b) Thẳng

thẳng băng, thẳng cánh, thẳng cẳng, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp, thẳng tuột, thẳng tính.

thẳng thắn, thẳng thám, thẳng thừng

c) Thật

chân thật, thành thật, thật lòng, thật lực, thật tâm, thật tình

thật thà

3. Đặt câu với một từ láy, từ ghép vừa tìm được.

+ Từ ghép:

- Ngay thẳng là một đức tính quý.

- Học sinh xếp hàng thẳng tắp.

- Hãy đối xử thật lòng với nhau.

+ Từ láy.

- Tính hắn thật thà như đếm.

- Bạn hãy thẳng thắn góp ý cho tôi.

- Tôi đã thẳng thừng bác bỏ ý kiến của hắn.

Viết bình luận