Soạn bài: Luyện từ và câu: Từ đồng âm

I. NHẬN XÉT

* Bài tập 1, 2: Lời giải

+ Câu (cá): bắt cá tôm... bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc đầu một sợi dây

+ Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.

II. GHI NHỚ

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

III. LUYỆN TẬP

* Bài tập 1

Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm.

- Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng rãi và bằng phẳng dùng để trồng trọt.

- Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ dễ dát mỏng và kéo sợi, có thể dùng làm dây điện và chế hợp kim.

- Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền của nước ta.

- Đá trong hòn đá: chất rắn làm nên vỏ trái đất kết thành tảng, thành hòn.

- Đá trong đá bóng: dùng chân đưa nhanh hất mạnh bóng cho ra xa hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.

- Ba trong ba má: cha, bố, tía, thầy...

- Ba trong ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.

* Bài tập 2

- Chiếc bàn được đặt ở một góc nhà / Chúng em bàn nhau quyên góp giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

- Mừng ngày Quốc khánh, nhà nào cũng treo cờ / Sáng chủ nhật chúng em thường chơi cờ vua.

- Nước ta có ba miền: Nam, Trung và Bắc / Nước đun sôi để nguội uống rất tốt.

* Bài tập 3

Lời giải

Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm, tiền tiêu là vị trí chiến thuật quan trọng.

* Bài tập 4

a) Con chó thui, từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không phải số chín.

b) Cây hoa súng và khẩu súng.

Viết bình luận