Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự

I. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Đoạn văn là bộ phận của văn bản. Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu nêu ý khái quát, gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý cụ thể nhằm thuyết minh, miêu tả, giải thích, mở rộng... triển khai làm rõ ý khái quát.

2. Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau: đoạn (các đoạn) của phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu câu chuyện; một số đoạn ở thân bài kể diễn biến của các sự việc, chi tiết; đoạn (các đoạn) kết bài. Kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.

3. Nội dung của mỗi đoạn văn tuy khác nhau (tả cảnh, tả người, kể sự việc, biểu cảm...) nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa của văn bản.

II. CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ

Gợi ý trả lời câu hỏi:

Câu (la).

Các đoạn văn trên thể hiện đúng đắn và rõ ràng ý đồ của tác giả.

Nội dung và giọng điệu của các đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm giống nhau và khác nhau.

- Giống nhau: Đều cùng tả cảnh rừng xà nu và đều cùng tập trung làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Đó là lối kết cấu vòng tròn, đầu cuối tương ứng.

- Khác nhau:

+ Các đoạn mở đầu thể hiện cảnh rừng xà nu cụ thể, rõ nét, hết sức tạo hình.

+ Đoạn kết thúc lại miêu tả rừng xà nu mờ dần và bất tận gợi cho người đọc nghĩ đến sự bất diệt của thiên nhiên và sức sống con người ở vùng đất ấy.

Câu (lb).

Có thể rút được kinh nghiệm sau qua việc tìm hiểu cách viết của nhà văn Nguyên Ngọc.

- Nên suy nghĩ, dự kiến các đoạn mở bài, thân bài và kết bài trước khi viết hoặc kể chuyện.

- Có thể lặp lại ở mở bài và kết bài một số chi tiết, sự việc nhưng cần xử lí khác đi để tạo ấn tượng mói cho người đọc.

- Các đoạn văn đều phải hướng vào một nội dung, tư tưởng nhất định.

Câu (2a).

Đoạn văn của bạn học sinh có thể xem là một đoạn văn trong văn bản tự sự, thuộc thân bài của câu chuyện. Đoạn văn triển khai theo câu chủ đề: “Chị Dậu về làng sau Cách mạng tháng Tám” kể lại sự việc chị Dậu gặp gỡ và gia nhập đoàn quân cách mạng.

Câu (2b).

- Người viết thành công khi kể chuyện.

- Người viết hạn chế, lúng túng khi tả cảnh (phần bỏ trống đầu) và miêu tả tâm trạng nhân vật chị Dậu (phần bỏ trống sau).

- Có thể viết tiếp những chỗ còn để trống như sau: Mặt trời đỏ ối nhô lên từ chân trời xa, chìm giữa những đám mây lửng lơ trôi nhẹ trong làn gió sớm.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1.

a) Đoạn trích dẫn này kể lại sự việc Phương Định - cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ - đang phá bom nổ chậm để mở đường ra mặt trận. Đoạn trích ở phần thân bài của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

b) Nhân vật Phương Định xưng tôi kể chuyện về bản thân và tổ thanh niên xung phong, nhưng đôi chỗ bạn học sinh đã chép nhầm thành cô, Phương Định. Như vậy là có sai sót về ngôi kể: (ngôi thứ nhất) sai thành ngôi thứ ba. Có thể sửa như sau: Đổi tất cả các đại từ cô và Phương Định thành tôi, bỏ chữ cô gái trong câu Một tiếng động sắc đến gai người...

c) Từ những điều kiện trên, có thể rút ra bài học: cần thông nhất ngôi kể trong các đoạn.

Viết bình luận