Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích

BÀI TẬP 1

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau, nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh (chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên.

Gợi ý

I. Những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ

1. Tự ti

- Tự xem mình là nhỏ bé, yếu kém hơn người khác.

- Không dám làm việc gì quan trọng.

- Thấy người khác, việc gì lớn là e sợ, ngại ngùng.

2. Tự phụ

- Tự xem mình là lớn lao, hoàn hảo.

- Xem thường mọi người.

- Việc gì cũng cho nhỏ là dễ nên không làm.

- Không chịu học tập người khác.

II. Tác hại

1. Tự ti

- E sợ người khác, không dám làm việc gì lớn.

2. Tự phụ

- Tự xem mình lớn lao hoàn hảo không chịu học tập ai.

III. Thái độ sống hợp lí

... Hiểu mình, hiểu ngưòi khiêm tốn học hỏi.

BÀI TẬP 2

Phân tích hình ảnh sĩ tử va quan trường qua hai câu thơ sau:

Lôi thói sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

(Trần Tế Xương - Vịnh khoa thi Hương)

Gợi ý

Sĩ tử là người đi thi còn quan trường là quan coi việc thi. Đây cũng là hai đối tượng chủ yếu trong các kì thi nói chung. Vậy mà ở đây lại lôi thôi sĩ tử và ậm ọc quan trường. Nghĩa là sĩ tử thật luộm thuộm vất vả và bệ rạc: vai đeo lọ. Cách đảo ngữ “lôi thôi sĩ tứ” không chỉ nhân mạnh vào dáng vẻ luộm thuộm không gọn gàng mà còn cho thây sự sa sút về nho phong sĩ khí do sự nhõn nháo lộn xộn của hoàn cảnh xã hội lúc bây giờ.

Còn quan trường ở đây thì ậm ọe nghĩa là ra oai nạt nộ, cái oai giả tạo, vờ vịt. Cũng cách đảo ngữ “ậm ọe quan trường” nhằm nhấn mạnh tính chất đặc trưng của đối tượng miêu tả. “Miệng thét loa” ở đây cho thấy cảnh lộn xộn huyên náo của cảnh trường thi quan trường phải thét loa vì sĩ tử chẳng ai nghe. Sĩ tử chẳng nghe nên quan trường phải ậm ọe cố tạo cái oai vờ.

Viết bình luận