Soạn bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Lựa chọn trật tự từ

Không phải câu nào cũng gồm nhiều từ, nhưng một câu thường bao gồm một số lượng từ nhất định. Các từ này có thể đứng ở những vị trí khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. Ví dụ :

- Một chiếc cầu sừng sững vắt qua sông.

- Một chiếc cầu vắt qua sông sừng sững.

- Vắt qua sông một chiếc cầu sừng sững.

- Vắt qua sông sững sững một chiếc cầu.

- Sừng sững một chiếc cầu vắt qua sông.

- Sừng sững vắt qua sông một chiếc cầu.

Cách sắp xếp các trật tự từ trong câu trước hết là một phương thức ngữ pháp dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Nhung sự sắp xếp từ như vậy không chỉ dừng lại ở việc biểu thị ý nghĩa ngữ pháp mà còn có khả năng dùng để biểu thị những dụng ý khác của người sử dụng. Vì thế, mỗi cách sắp xếp trật tự từ như chúng ta vừa nêu trên sẽ đem lại một hiệu quả diễn đạt riêng. Bởi vậy, khi viết hoặc khi nói, chúng ta sắp xếp trật tự các từ không chỉ là để bảo đảm đúng trật tự cú pháp trong câu, mà còn cần phải biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu của việc sử dụng để tăng thêm hiệu quả của việc diễn đạt.

2. Tác dụng của trật tự từ trong câu

- Nêu ra được những thông tin bổ sung vào thông tin đã chứa đựng trong nội dung vốn có của các từ ngữ.

- Thể hiện một thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất,... được nêu ra trong câu văn.

- Nhấn mạnh một hình ảnh, một đặc điểm hoặc một tính chất nào đó của sự vật, hiện tượng.

- Biểu thị tầm quan trọng của sự vật, hiện tượng, tính chất trong mốì quan hệ giữa chúng với nhau.

- Là một phương tiện để tạo sự liên kết câu này với các câu khác trong đoạn văn hoặc văn bản.

- Đảm bảo sự hài hoà về âm thanh cho lời nói ; tạo nên vần điệu, âm hưởng cho câu văn, câu thơ.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

a) Việc sắp xếp các từ trong câu :

... Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

- là sự sắp xếp theo trật tự thời gian,

- theo trật tự lịch sử từ trước đến sau.

b) Việc sắp xếp trật tự các từ trong câu :

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi

- Đảo bộ phận cần nhấn manh lên trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi

- Nhằm mục đích nhấn mạnh cái đẹp của non sông đất nước ta.

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

- Nhằm mục đích tạo âm hưởng, vần điệu.

- bắt vận với ô tạo cảm giác kéo dài như tiếng hò ngân nga mãi không dứt.

c) Việc sắp xếp trật tự các từ trong câu :

Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.

Nhằm mục đích liên kết câu này với câu đúng trước bằng phép lặp : gặp mật thám hay đội con gái thì khốn - mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.

Viết bình luận