Soạn bài: Lời văn, đoạn văn tự sự

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Lời văn tự sự

Đây là lời văn dùng để giới thiệu, kể sự việc, miêu tả hoặc lời độc thoại, đối thoại của các nhân vật,... trong câu chuyện.

- Khi kể người, yếu tố cơ bản của lời văn tự sự là giới thiệu nhân vật. Đó là những hội dung cụ thể làm sáng rõ cho nhãn vật trong chuyện vể tuổi tác, quê quán, tính tình, hành động, suy nghĩ,... Đồng thời lời giới thiệu nhân vật cũng bao hàm cả sự khen chê cũng như thái độ, tình cảm của người viết đối với nhân vật đó.

- Khi kể việc, thì cách kể sự việc cũng là một yếu tố quan trọng. Yếu tố này bao gồm các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do hành động ấy đem lại.

2. Đoạn văn tự sự

Mỗi đoạn văn tự sự thường có một ý trọng tâm, khái quát hoặc nêu ý chính của cả đoạn. Ý trọng tâm, khái quát này thường được thể hiện ra bằng câu chủ đề. Các câu văn khác trong đoạn văn thường giải thích, bổ sung làm rõ nghĩa cho ý chính này trong câu chủ đề.

Ví dụ:

"Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đủng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông, bão rung chuyến cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đổng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước".

Câu : Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, dùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương là câu chủ đề của đoạn văn.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. a) Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Điều này được giải thích rõ thêm bởi các câu sau :

- Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn chăn được bò : Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng.

- Lúc nào bò cũng no căng bụng: Ngày nắng cũng như ngày mưa, bỏ con nào con nấy bụng no căng.

- Ngay cả phú ông cũng phải thán phục: Phú ông mừng lắm.

Vậy câu chủ đề là : Cậu chăn bò rất giỏi.

b) Đoạn văn kể về việc đối xử tàn tệ của hai cô chị và sự đối đãi tử tế giàu lòng thương người của cô út hiền lành khi đưa cơm cho Sọ Dừa.

Câu thứ nhất trong đoạn văn : Ngày mùa, tôi tớ ra làm đồng cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa giữ vai trò định hướng cho nội dung trình bày trong câu tiếp sau, làm cơ sở cho những điều nêu trong câu sau.

c) Đoạn văn tập trung thể hiện rõ tính tình trẻ con của cô gái. Bởi vậy câu chủ đề là : Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Các câu văn sau câu này giải thích rõ thêm, nói rõ thêm cho việc tính cô trẻ con như thế nào :

- Thấy khách hàng nói một câu hông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình.

- Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lút cô lại vui tính ngay!

2. Câu (b) là câu đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với trình tự tự nhiên cái gì xảy ra trước nói trước, cái gì xảy ra sau nói sau : đóng yên ngựa rồi sau đó mới nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều được.

Câu (a) sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là đã nhảy lên lưng ngựa rồi, nhưng sau đó mới lại nói nhảy lên lưng ngựa, rồi lại nói đóng chắc chiếc yên ngựa là không phù hợp với hiện thực.

3. Gợi ý : Các em vận dụng câu dùng từ hoặc để giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ.

Ví dụ :

- Đời Hùng Vương thứ sáu có người trai làng Gióng đã dẹp giặc Ân cứu nước nên được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương.

- Lạc Long Quân là một vị thần thuộc nòi rồng sống ở miền đất Lạc Việt.

- Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần thuộc nòi rồng tên là Lac - Long Quân sính sống.

Viết bình luận