Soạn bài: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ)

I. BỐ CỤC

Đoạn trích này có thể chia Ịàm 2 phần:

a) Từ đầu đến “tối hôm ấy, khách khứa hỏi thăm, phúng viếng chia buồn tấp nập”: Cảnh bàn tính chuẩn bị cho đám tang.

b) Phần còn lại: Cảnh tượng đám tang.

II. PHÂN TÍCH

1. Được trích từ Số đỏ, một tiểu thuyết trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng nên Hạnh phúc của một tang gia cũng là một trong những hài kịch xuất sắc, đầy tính nghệ thuật.

Phần bố cục bên trên đã nói rõ: đoạn trích này có hai phần: phần đầu là cảnh bàn tính chuẩn bị cho đám tang, phần sau là cảnh tượng đám tang. Tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng được thể hiện sắc sảo nhất, trong việc miêu tả cảnh tượng đám tang ở phần hai.

Nghệ thuật trào phúng của tác giả Số đỏ trong Hạnh phúc của một tang gia là đã tạo được một mầu thuẫn trào phúng bao trùm, trên cơ sở đó, nhà văn cũng đã tạo ra được những chân dung trào phúng, những pha trào phúng thích đáng.

2. “Hạnh phúc” của một tang gia

Mâu thuẫn trào phúng ở đây được thể hiện ngay trong nhan đề của chương truyện: tang gia mà lại hạnh phúc. Theo lẽ tự nhiên xưa nay, tang gia phải là đau khổ, bất hạnh; bao phủ lên một tang gia phải là một không khí bi thương, sầu não. Nỗi đau xót khi đưa người thân đến nơi an nghỉ cuối cùng là một tình cảm rất chân thật và nhân bản đối với bất kì ai. Nhưng ở đây thì trái lại: Cái chết của cụ cố Tổ đã đem lại cho cả gia đình này một niềm hạnh phúc hoan hỉ. Ai trong gia đình này cũng đều thấy đây là một dịp may, một cơ hội đặc biệt, để thỏa mãn ý muốn, thực hiện được ý đồ riêng tư của chính mình. Niềm vui chung lớn nhất của họ là mọi người trong nhà: con và cháu, dâu và rể, trai và gái ai cũng được chia phần gia tài. Người ta nóng lòng sốt ruột chờ đợi mãi cái phút giây tắt thở này của cụ cố Tổ là vì thế.

Đúng là cái chết của cụ cố Tồ đã làm cho nhiều người phấn khởi, sung sướng. Nhưng hả hê hơn cả là ông Phán mọc sừng: “Ông đã được cụ cố Hồng nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia thêm một số tiền vài trăm nghìn đồng. Chính ông không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến thế!”.

Trong khi đó, cụ ố Hồng nhắm nghiền mắt “ma màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy” để thiên hạ chỉ trỏ trầm trồ “ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế”, “úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”.

Còn ông Văn Minh “cháu nội đích tôn” của ông cụ thì thích thú vội lo mời luật Sư đến vì “cái chúc thư kia đã vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”.

Đó là những lí do to tát nhưng cũng có những nguyên cớ hết sức lặt vặt như cậu Tú Tân hào hứng vì “dã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến”.

Còn bà Văn Minh thì mừng vì có dịp “lăng sê” kiểu đồ tang của nhà may Âu hóa “sẽ được mặc dồ xô gai tân thời, cái mủ mấn trắng viền đen - dervière creation!”.

Nói chung, tuyệt nhiên mọi thành viên trong gia đình này, không ai đau buồn, tiếc thương người quá cồ cả, trái lại họ chỉ “nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ Tổ”. Bởi vậy, người ta tíu tít, tưng bừng, vui vẻ đi đưa cáo phó, thuê xe tang tung tăng đi đặt thứ này, sắm thứ khác... Chính ông Văn Minh, cháu nội đích tôn của người quá cố', còn thầm biết ơn Xuân Tóc Đỏ “tỉnh cờ dã gây ra cái chết cho ông cụ già đáng chết”.

Cái chết của cụ Tổ còn đem lại hạnh phúc cho cả những người ở ngoài tang gia. Hai thầy cảnh sát Min-đơ, Min-toa đang thâ't nghiệp được thuê giữ trật tự cho đám tang. Các vị tai to mặt lớn bạn bè của cụ có Hồng thì có dịp phô trương các thứ bội tinh trên ngực, các kiều râu ria trên cằm, trên mép.

3. Cảnh đưa đám

Dưới ngòi bút trào phúng sắc sảo của Vũ Trọng Phụng, cảnh đưa đám hiện lên như một đám rước đưa đến đâu là huyên náo đến đấy.

Thật là một đám ma to tát “theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu dối, vài trăm người di dưa, lại có cậu Tú Tàn chỉ huy, những nhà tài tủ chụp ảnh dã thi nhau như ở hội chạ”.

Nhìn toàn cảnh thì đó đáng là mộí đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu”.

Nhưng nếu nhìn kĩ lại và lắng nghe thì đúng không phải là một đám đưa tang mà chính là một đám rước “ai củng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song sự thật thì vẫn thỉ thầm với nhau trò chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may”.

Đám trưởng giả bạn bè của cụ cố Hồng với đủ thứ huy chương trên ngực, bệ vệ là thế. Thế mà đang nghiêm trang thành kính đi sau linh cữu của người quá cố, nhưng “khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng”.

Còn mấy trăm “giai thanh gái lịch”, “bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan, vân vân... tuy có vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma nhưng thực chất là đang “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, cliể bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau...”. Đám đông đi đưa tang đó còn bình luận về cơ thể phụ nữ còn nói với nhau bao điều nhố nhăng đồi bại.

4. Nhà văn đã dùng điệp khúc “Đám cứ đi...” như để làm tăng phần trịnh trọng của cái đám ma cũng có thể ông muôn nhắc nhở, vì sợ người đọc không còn nhớ đây là một đám ma. Cái đám ma “vui vẻ” ấy càng về sau càng tưng bừng náo động nhất là từ lúc Xuân Tóc Đỏ và bộ sậu cồng kềnh của hắn chen vào đầu. Xuân Tóc Đỏ xuất hiện đúng lúc, tự quảng cáo đúng chỗ, kéo theo mình các sư chùa Sà Banh, hai vòng hoa đồ sộ, sáu chiếc xe kéo... Đám tang do đó càng thêm kì dị nhố nhăng... Vũ Trọng Phụng đã kết thúc chương này bằng tình tiết độc đáo bâ't ngờ: “Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng lòe xòe, ông Phán cứ oặt người di, khóc mãi không thôi.

- Hứt...! Hứt...! Hứt...!

Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư...”.

Người đọc tưởng người con chí hiếu đang xúc động. Nhưng có phải đâu. Thực sự, ông Phán đang rất tỉnh táo trao cho Xuân món tiền mà ông đã thuê Xuân giết cụ Tổ - người mà ông đang khóc thương đau đớn... Đúng là cảnh đưa đám được nhà văn miêu tả khắc họa lại với một ngòi bút trào phúng bậc thầy.

GỢI Ý THÊM

1. Hạnh phúc của một tạng gia là một tiêu đề do tác giả đặt cho chương XV của tác phẩm Số đỏ, Theo Từ điển văn học, Số đỏ đã đưa ra một loạt chân dung biếm họa rất sinh động, gồm đủ loại nhân vật tiêu biểu cho các xã hội tư sản nhố nhăng lúc bấy giờ, từ mụ mẹ Tây đĩ thỏa, dơ dáy đến một cô gái mới lớn lãng mạn hư hỏng, từ ông chủ hiệu may làm “cách mệnh trong vòng pháp luật” bằng những mốt y phục lố lăng đến nhà mĩ thuật hăng hái cổ động Âu hóa song cấm ngặt vợ con không được ăn mặc tân thời, từ cụ Hồng hiếu danh, hủ lậu và đần độn đến ông Victo Ban - chủ khách sạn Bồng Lai kiêm vua thuốc lậu, từ đốc tờ Trực Ngôn đồ đệ Phờ-rớt đến nhà chính trị bảo hoàng Giô dép Thiết; từ bọn lang băm đến giới cảnh sát, từ nhà sư hổ mang cổ động chấn hưng đạo Phật đến đại diện Hội Khai Trí Tiến Đức vốn quý phái song vẫn gá tố tôm một cách bình dân

Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo, Vũ Trọng Phụng đã vạch trần cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm, nhố nhăng, đồi bại lúc bấy giờ.

2. (5) Hạnh phúc của một tang gia - nhan đề có tính chất trào phúng rõ rệt. Bởi theo lẽ thường tình, tang gia là phải buồn rầu và vì mất mát nên phải đau đớn nhưng nghịch lí thay, tang gia ở đây lại hạnh phúc. Lẽ ra, cụ Tổ mất đi thì gia đình phải buồn khổ. Đằng này, mọi thành viên trong gia đình đều mong cụ Tổ mất. Và khi cụ mất, họ làm đám ma vui như đám rước. Ý nghĩa trào phúng của nhan đề trên là thế. Đúng là cái chết của cụ Tổ đã làm cho mọi thành viên trong gia đình này hoan hỉ, hạnh phúc, ông Phán mọc sừng thầm kín hoan hỉ được cụ cố Hồng nói nhỏ vào tai sẽ chia cho ông và vợ thêm số tiền là vài nghìn đồng. Cụ cố Hồng thì thầm kín hoan hỉ nghĩ đến lúc cụ mặc bồ đồ xô gai và được hàng phố chỉ trỏ là người chết có con trai đã già thế kia. Văn Minh thì thầm kín sung sướng vì chúc thư được thực hiện thì ông được một gia sản to. Bà Văn Minh và ông Typn thì thầm kín sung sướng vì những bộ đồ xô gai tân thời được lăng xê... Nghĩa là mỗi thành viên trong gia đình này ai cũng có những “hạnh phúc” cụ thể.

3. Vũ Trọng Phụng rất thành công trong việc xây dựng “nhân vật đám đông” và cảnh đưa đám. Nhà văn đã dựng được một tập hợp chân dung, chỉ với đôi nét chấm phá cho mỗi người mà lại tạo được một đám đông nhõn nháo, ồn ào và đặc biệt sống động. Trước hết là “những ông bạn thân của cụ cố Hồng, ngực dầy huân chương, trên mép và cằm đầy đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung... hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn”. Phương phi oai vệ là thế, thế mà “khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy củng đều cảm dộng hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng!”. Tiếp đó là mấy trăm “giai thanh gái lịch” bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan đi đưa đám tang hình thức thì “bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người di dưa ma” nhưng thực ra thì “họ chím nhau, cười tỉnh với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau”. Nổi lên trong đám đông kia là những người trong gia đình cụ cố Hồng. Dưới ngòi bút sắc sảo của nhà văn, họ giông nhau ở một điểm: trước cái chết của cụ Tổ tất cả lũ người này không buồn rầu đau đớn và chỉ vui mừng phấn khởi.

Trong phần hai của đoạn trích là cảnh đưa đám được tác giả tạo không khí vui vẻ với kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn ta, kèn Tây, lốc bốc xoảng và bú dích... Các nhân vật trong gia đình thỏa sức hoạt động để đạt toan tính ý đồ riêng của mình như cô Tuyết lộng lẫy trong bộ y phục ngây thơ, cậu tú Tâm hăng hái chỉ huy đội quân các nhà tài tử chụp ảnh như ở hội chợ. Cụ cố Hồng thì tha hồ ho khạc mếu máo và ngất đi. Đến phút này, Xuân Tóc Đỏ mới xuất hiện cùng đến với các sư chùa Bà Banh, hai vòng hoa đồ sộ, sáu chiếc xe kéo... làm cho cảnh đám tang càng thêm nhô' nhăng kì cục. Tinh quái và láu lỉnh nên hắn biết đến đúng lúc đáp ứng đúng ý thích của Tuyết, người mê hắn cần lâ'y lòng khiến cô này liếc mắt đưa tình... để tỏ ý cám ơn. Cụ bà sưng sướng kêu lên: “Ấy, giá không có món ấy thì là thiểu chưa dược to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi!”.

Viết bình luận