Soạn bài: Đọc thêm: Khe chim kêu (Điểu minh giản)

Gợi ý đọc thêm

Cây quế cành lá sum suê nhưng hoa quế rất nhỏ. Vậy mà nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Chi tiết ấy cho thấy đêm rất tĩnh lặng và tâm hồn con người cũng rất đỗi bình yên:

Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,

Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh.

Trăng lên không tiếng động mà vẫn làm kinh sơn điểu (chim núi giật mình) cũng vì đêm rất tĩnh lặng.

Cái tĩnh lặng của đêm lại được thể hiện qua tiếng động của những âm thanh nhỏ bé khẽ khàng. Mấy tiếng kêu thưa thớt của chim núi càng làm cho đêm thêm tĩnh lặng hơn nhiều:

Trăng lên, chim núi giật mình,

Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi.

Ở đây, nhà thơ đã lấy cái động để thể hiện cái tĩnh lặng của đêm và sự bình yên thanh thản của tâm hồn. Cũng có thể nói bài thơ đã gợi nên cảm giác trống vắng trong đêm làm xao động tâm hồn bình yên. Nếu bài Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch dùng cái tĩnh lặng của đêm để thể hiện cái động của nỗi niềm “tri cố lượng” thì ở đây, Vương Duy lại lấy cái động lúc nhỏ khẽ khàng của đêm vắng để thể hiện cái tĩnh lặng của tâm hồn.

Viết bình luận