Soạn bài: Đọc thêm: Đất nước

Bài thơ Đất nước được Nguyễn Đình Thi sáng tác từ năm 1948 đến năm 1955.

Phần đầu của bài thơ này chủ yếu dựa trên cơ sở các đoạn thơ trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Còn lại 28 câu phần sau được viết vào năm 1955.

Tuy là được lắp ghép từ nhiều đoạn thơ khác nhau như vậy nhưng Đất nước của Nguyễn Đình Thi vẫn là một bài thơ hoàn chỉnh và liền một mạch thơ.

1. Bài thơ có thể chia ra làm hai đoạn:

Doạn 1: Từ câu đầu đến câu 21: Đất nước được cảm nhận qua hình ảnh mùa thu xưa và nay.

Đoạn 2: Phần còn lại: Đất nước gian khổ, đau thương trong chiến đấu và vinh quang trong chiến thắng.

2. Mở đầu là những cảm xúc về đất nước chiến đấu trong một sáng mùa thu từ chiến khu Việt Bắc gợi nhớ lại "những ngày thu đã xa", nói rõ hơn là mùa thu Hà Nội khi nhà thơ chia xa phố phường thân quen đến với cách mạng. Đó là một buổi sáng trời "cliớm lạnlì', đâu đây phảng phất "hương cốm mới" nắng vừa rải vàng lên những thềm vắng đầy xác lá rơi, với từng làn gió heo may thổi nhẹ trên những phố dài xao xác. Trên bức tranh thu quạnh vắng, thoáng buồn mà trong sáng đó hiện rõ hình ảnh người ra đi lòng đầy quyết tâm mà cũng đầy quyến luyến:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra di dầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

3. Từ mùa thu xưa xao xác, lặng buồn, Nguyễn Đình Thi dẫn đến mùa thu nay vui tươi, mới mẻ. Đây là mùa thu của cách mạng, mùa thu mới, mùa thu độc lập. Đứng "giữa núi đồi" của vùng giải phóng với tư thế làm chủ đất nước, nhà thơ với tâm trạng phấn khởi, tự hào nhìn đâu cũng thấy đẹp, nhìn ai cũng thấy vui tươi, rạng rỡ:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.

Không còn là hơi may xao xác như trước dây, mùa thu nay, ngọn gió tự do phóng khoáng thổi mạnh khiến cả rừng tre phấp phới reo vui. Mùa thu nay với tấm áo mới trong biếc và rộn ràng tiếng nói cười thiết tha, phân chấn. Giọng thơ đến đây bỗng trở nên khoẻ khoắn, chuộng lối gieo vần trắc (phấp phới - áo mới) làm cho cảnh mùa thu thêm bừng sáng, rộn ràng, trong trẻo và tươi mát với một ý thức tự chủ độc lập mạnh mẽ: "Trời xanh đây là của chúng ta, Núi rừng đây là của chúng ta". Điệp ngữ "của chúng ta" càng khẳng định thêm ý thức làm chủ đất nước, một đất nước giàu đẹp có những dòng sông nuôi những cánh đồng trù phú của những người con anh hùng "chưa bao giờ khuất" đã làm nên truyền thông lịch sử tự bao đời: "Đêm đêm rỉ rầm trong tiếng đất. Những buổi ngày xưa vọng nói về".

Tiếp đó, Nguyễn Đình Thi tập trung khắc họa hình ảnh bi tráng của đất nước từ trong dau thương của chiến tranh vùng lên anh dũng chiến đấu.

4. Nhà thơ xúc động thể hiện lại nỗi đau của mình trước cảnh đất nước thân yêu bị giày xéo:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều.

Cảnh tượng vừa thực vừa ảo, vừa cụ thể vừa khái quát này được Nguyễn Đình Thi ghi nhận lại trong một buổi chiều hành quân cùng bộ đội ở vùng đồi núi Bắc Giang. Tuy có vẻ mô tả ngoại cảnh nhưng hai câu thơ trên thực sự thể hiện tâm trạng, dó là tâm trạng hun đúc căm hờn.

Đặc biệt hơn, Nguyễn Đình Thi còn khái quát những gian khổ, hi sinh to lớn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp bằng hình ảnh đầy sáng tạo:

Ngày nắng đốt theo đêm mưa giội

Mỗi bước dường mỗi bước hi sinh.

Ngoài ra, bô'n câu khép lại bài thơ cũng thật sự gây được một ấn tượng mãnh liệt:

Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn dứng dậy sáng lòa.

5. Cách ngắt nhịp dồn dập, đều đặn tạo nên một âm hưởng hùng tráng. Bốn câu thơ sáu chữ cân đối, vững chãi, đẹp như một tượng đài hoành tráng, thể hiện vô cùng sinh động hình ảnh đất nước Việt Nam từ bùn đen, bom đạn, khồ đau đứng lên với một vẻ đẹp rỡ ràng, chói lọi. Đây cũng là những hình ảnh thực được nhà thơ tái hiện trực tiếp từ chiến trường Điện Biên, hình ảnh các chiến sĩ từ lòng chiến hào ào ạt xông lên xung phong vào đồn địch. Nguyễn Đình Thi kể lại: "Tôi trông tháy các anh mình mẩy đầy bùn, nhưng khi nhảy lên mặt đất, các anh hiện ra chói loà trong ánh nắng".

Đúng là lòng căm hờn đã hun đúc bị dồn nén trong gần một thế kỉ chịu đựng áp bức đã bùng lên như biển dâng, thác cuối để tiêu diệt kẻ thù.

Nhận xét về bài thơ, giáo sư Hà Minh Đức viết:

"Nguyễn Đình Thi đã lấy sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp, từ khó khăn gian khổ đến thắng lợi để làm điểm tựa cho sự vận động của tứ thơ. Tác giả đã lấy yếu tố thài gian để mở rộng cảm hứng sáng tạo trên tiến trình lịcli sử dân tộc. Với mỗi cảnh ngộ, mỗi tâm trạng, Nguyễn Đình Thi dã sử dụng thành công yếu tố tương phản, tương phản giữa mùa thu buồn khi tạm biệt Hà Nội với mùa thu vui trên quê hương kháng chiến; tương phản giữa tội ác kẻ thù và sức trỗi dậy của quần chúng nhân dân, giữa hiện tại còn khó khăn với tương lai tươi đẹp đang mở ra".

Viết bình luận