Soạn bài: Điệp ngữ

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Điệp ngữ là lặp lại một cách có ý thức những từ ngữ (hoặc cả một câu) nhằm mục đích nhấn mạnh ý, gây ân tượng sâu sắc, gợi những cảm xúc trong lòng người. Ví dụ:

Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chấn ong chường bấy thân?

(Nguyễn Du)

2. Về cấu tạo, có mấy dạng lặp cơ bản sau:

a) Lặp nối tiếp (diệp ngữ nối tiếp): Từ ngữ được lặp lại nốì tiếp nhau trong một chuỗi lời nói. Ví dụ:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thảnh công.

(Hồ Chí Minh)

b) Lặp cách quãng (điệp ngữ cách quãng): Từ ngữ lặp lại được gián cách trong văn bản (Ví dụ: 4 dòng Truyện Kiều nói trên).

c) Lặp vòng (điệp ngữ chuyển tiếp; điệp ngữ vòng tròn): Từ ngữ được lặp lại ở cuối câu trước và đầu câu sau. Ví dụ:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Đoàn Thị Điểm (?))

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Em đọc kĩ đoạn trích của Hồ Chí Minh và bài ca dao Người ta đi cấy, dùng bút chì gạch dưới những từ ngữ được tác giả lặp lại một cách có ý thức (điệp ngữ) và nói rỏ tác giả muốn nhân mạnh điều gì.

- Đoạn văn của Hồ Chí Minh có các điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc; dân tộc đó phải được.

- Điệp ngữ trong bài ca dao: từ trông.

Em tự phân tích tác dụng nhấn manh của điệp ngữ.

2. - Muốn tìm điệp ngữ, em đọc chậm rãi các câu trong đoạn văn, chú ý các từ ngữ được lặp lại, điệp lại. Sau khi tìm được điệp ngữ, em nói rõ đây là dạng điệp ngữ gì trong 3 dạng điệp ngữ đã học.

- Cụ thể, điệp ngữ trong đoạn văn này: xa nhau; một giấc mơ. Đây là dạng điệp ngữ nối tiếp.

3. a) Em đọc kĩ đoạn văn này, gạch dưới các từ ngữ lặp lại. Sau đó, em xem các từ ngữ được gạch dưới có phải là lặp một cách có ý thức và có giá trị tu từ, giá trị nghệ thuật không.

Ta dễ dàng nhận thấy sự lặp lại các từ ngữ ỏ đây là không cần thiết, làm câu văn rườm rà, nặng nề, lủng củng (nếu điệp ngữ là lặp tích cực thì hiện tượng này là lặp tiêu cực). HS cần biết để tránh viết những câu văn, đoạn văn như thế này.

b) Em tự chữa lại đoạn văn này. Tham khảo cách chữa sau:

Phía sau nhả em có một mảnh vườn. Trên mảnh vườn ấy em trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Nhân ngày Phụ nữ quốc tế em hái hoa ở vườn sau nhà tặng mẹ em, chị em...

4. Muốn viết được đoạn văn, trước hết, em trả lời các câu hỏi: viết về vấn đề gì, viết cho ai, viết thế nào? Trong đoạn văn có sử dụng điệp ngữ, nhằm nhấn mạnh một ý, một khía cạnh nội dung nào đó. Viết xong, em trao đổi bài viết với bạn trong cùng tổ học tập. Em nhận xét về đoạn văn của bạn (Từ ngữ lặp lại là lặp tích cực hay lập tiêu cực?), chỉ ra sự sáng tạo của người viết trong việc sử dụng điệp ngữ...

Viết bình luận