Soạn bài: Diễn đạt trong văn nghị luận

I. CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Bài tập 1

Cùng một đề tài: vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù tập leo núi... nhưng cách dùng từ ở hai đoạn văn (1) và (2) có khác nhau.

Đoạn (1) sử dụng một số từ ngữ chưa chuẩn xác không phù hợp như nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh...

Đoạn (2) cách diễn đạt nhiều hình ảnh sinh động đầy tính thuyết phục nhờ:

- Người viết dùng phép thế từ ngữ: Hồ Chí Minh, Bác, người chiến sĩ cách mạng, người nghệ sĩ...

- Người viết còn trích lại các từ ngữ biểu hiện được cái thần thái trong con người và thơ Bác của các nhà phê bình, các nhà thơ khác.

Bài tập 2

a) Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trích trên đều thuộc lĩnh vực tinh thần với nét nghĩa chung là buồn bã, thầm lặng rất đúng với tâm trạng nhà thơ Huy Cận trong thi phẩm Lửa thiêng.

b) Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ đó rất phù hợp với đốì tượng nghị luận của đoạn trích cho thấy sự đồng điệu sâu sắc giữa người viết với nhà thơ Huy Cận.

Bài tập 3

Những từ ngữ dùng không phù hợp trong đoạn văn trên là: Kịch tác gia vĩ đại, Kiệt tác. Các từ này sáo rỗng không phù hợp với đối tượng nghị luận.

Ngoài ra người viết còn theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt không đúng với phong cách chính luận như: Người ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh.

Bài tập 4

Qua Việc tìm hiểu những ví dụ đã nêu, theo tôi, khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận cần chú ý lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp tránh dùng những từ ngữ lạc phong cách hoặc sáo rỗng cầu kì. Ngoài ra, nên kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộc cảm xúc phù hợp.

II. CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KIỂU CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Bài tập 1

- Cũng đều bàn về nhân vật Trọng Thủy trong tiểu thuyết An Dương và Mị Châu Trọng Thủy nhưng:

- Đoạn văn đầu dùng toàn câu tường thuật, tất cả đều là câu chủ động với chủ ngữ là Trọng Thủy. Chính vì vậy mà đơn điệu ít gợi cảm.

- Đoạn văn sau sử dụng nhiều kiểu câu: câu tường thuật, câu hỏi tu từ, câu cảm thán, câu ngắn, câu dài. Chính vì vậy, câu văn uyển chuyển, gợi cảm hơn nhiều.

- Đoạn văn sau có sử dụng phép tu từ cú pháp. Đó là các pháp lặp cú pháp, phép chêm xen.

Bài tập 2

a. Trong đoạn trích trên, người viết chủ yếu sứ dụng kiểu câu miêu tả với nhiều từ ngữ, hình ảnh giàu tính hình tượng. Kiểu câu này khiến người đọc tưởng tượng thêm về làng Thiện Vinh, quê hương Nguyễn Bính và hiểu sâu sắc hơn chân quê trong thơ ông.

b. Câu Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng? So nối các câu khác trong đoạn trích là ngắn gọn hơn rất nhiều. Cái ngắn gọn tạo nên cái dồn nén thông tin như một sự khẳng định mạnh mẽ dứt khoát.

Câu lại không có chủ ngữ nên có giá trị khái quát cao. Điều mà câu này thể hiện không của riêng ai mà của mọi người, những người yêu thơ Nguyễn Bính đọc thơ ông và nghĩ đến làng quê của ông.

Bài tập 3

Nhược điểm trong việc sử dụng kết hợp các kiêu câu của hai đoạn văn trên là đơn điệu, nhàm chán nặng nề do chì có một mô hình câu cho cả đoạn.

Viết bình luận