Soạn bài: Đại từ

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Thế nào là đai từ?

Đại từ là từ dùng để trỏ hoặc để hỏi về người, sự vật, hoạt động, tính chất, số lượng v.v...

Đại từ dùng để trỏ hoặc hỏi cái gì là tuỳ thuộc vào người, sự vật, hoạt động, tính chất, sô' lượng v.v... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói. Ví dụ :

- Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. (Khánh Hoài)

nó : trỏ người (em tôi)

- Xét về mặt kĩ thuật thì cầu Long Biên được coi lả một thành tựu quan trọng trong thời kì vănmũih cầu sắt. Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mả còn bằng xương máu của bao con người. (Thuý Lan)

: trỏ vật (cầu Long Biên)

2. Vai trò ngữ pháp của đại từ

Trong câu, đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp :

- Chủ ngữ. Ví dụ :

lại khéo tay nữa.

- Vị ngữ. Ví dụ :

Người giành được giải nhất cuộc thi chạy là nó.

- Phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. Ví dụ :

+ Tiếng nó dõng dạc nhất xóm.

+ Mọi người đều nhìn thầy .

3. Phân loại đại từ

a Đại từ để trỏ

Đại từ để trỏ là đại từ dùng để :

- Trỏ người, vật (gọi là đại từ xưng hô) : tôi, ta, chúng tôi, chúng nó, hắn, ... Ví dụ :

Gia đình tôi khá giả. Anh em chúng tôi rất thương nhau. (Khánh Hoài)

- Trỏ số lượng : bầy, bằỳ nhiêu. Ví dụ :

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. (Ca dao)

- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc : vậy, thế. Vỉ dụ :

Vừa nghe thầy thế, em tôi bâ't giác run lên bần bật, kỉnh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. (Khánh Hoài)

b) Đại từ để hỏi

Đại từ để hỏi là đại từ dùng để :

- Hỏi về người, vật : ai, gì. Ví dụ :

Ai lầm được bài giơ tay ?

- Hỏi về số lượng : bao nhiêu, mâỳ. Ví dụ :

Em có bao nhiêu cái bút ?

- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc : sao, thế nào. Ví dụ :

- Chuyện xảy ra thế nào ?

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. a) Để làm được bài tập này, cần chú ý một số điểm sau :

- Số ít dùng để chỉ một đối tượng, mang tính chất đơn nhất; số nhiều dùng để chỉ từ hai đối tượng trở lên.

- Ngôi thứ nhất (1) trỏ bản thân người nói (thường xưng là tôi) ; ngôi thứ hai (2) trỏ người đang nói chuyện với người ồ ngôi thứ nhất (thường được gọi là anh, chị) ; ngôi thứ ba (3) chỉ người được nhắc tới trong câu chuyện (thường được gọi là ).

Theo cách hiểu trên, các em sẽ lập được bảng như dưới đây :

Số

Số ít

Số nhiều

Ngôi

 

 

1

tôi, tớ, mình, ta

chúng tôi, chúng tớ, chúng mình, chúng ta

2

anh, chị, mày

các anh, các chị, chúng mày

3

chúng, chúng nó

b) Đại từ mình trong câu "Cậu giúp mình với nhé. "dùng để trỏ ngôi thứ nhất (chỉ người nói). Còn mình trong câu dưới đây được dùng có sự khác biệt:

Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

Mình trong câu ca dao này không trỏ ngôi thứ nhât mà trỏ ngôi thứ 2 (người đang nói chuyện).

2. Một số ví dụ gợi ý :

- Cháu chào ông ạ !

- Cháu mời xơi cơm ạ !

- Bây giờ bố mới đi làm về ạ ?

- Chú kể chuyện cho cháu nghe đi !

- Cô ơi, đợi cháu với!

- Dì có đi làm không ?

- Con nhớ mặc thêm áo cho ấm !

- Ai bảo cháu làm điều ấy ?

3. Gợi ý :

- Ai nấy đều rất phấn khởi.

- Sao lại ra nông nỗi này ?

- Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu. (Tố Hữu)

4. Việc xưng hô với bạn cùng lớp như thế nào cho lịch sự tuỳ thuộc vào hoàn cảnh nói năng cụ thể. Ví dụ :

- Khi thân mật, xã giao có thể xưng hô : mình - cậu, tớ - cậu, mình - bạn

Khi suồng sã, đùa nghịch có thể xưng hô : tao - mày

Khi nghiêm túc, trang trọng có thể xưng hô : tôi - bạn

5. Lưu ý :

Trong tiếng Việt, các đại từ thường mang sắc thái biểu cảm, bộc lộ thái độ một cách tương đối rõ. Trong khi đó, tiếng nước ngoài không biểu thị sắc thái biểu cảm này. Ví dụ:

- Tiếng Việt : tôi, mình, tớ, tao

- Tiếng Anh : I

- Tiếng Việt : hắn, y, nó, anh ấy, thằng ấy

- Tiếng Anh : He

Viết bình luận